Đến với Chùa Châu Thới Bình Dương là bạn sẽ được đến một nơi du lịch tâm linh có kiến trúc độc đáo, một thắng cảnh tuyệt đẹp giữa vùng đồng bằng rộng lớn. Nchaus.vn sẽ đưa bạn đến chiêm bái ngôi chùa cổ xưa nhất ở Bình Dương này nhé.

  1. Chùa Châu Thới Bình Dương ở đâu

Cách Thành phố Hồ Chí Minh chưa đầy 30km về hướng Đông Bắc, du khách chỉ mất chưa đầy một giờ đồng hồ đi xe là có thể tới chùa Châu Thới Bình Dương. Để đến đây, bạn có thể lựa chọn xe máy, ô tô hoặc xe bus.

Nằm tọa lạc trên núi Châu Thới, thuộc địa phận xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Nơi đây được mệnh danh là một thắng cảnh giữa một vùng đồng bằng rộng lớn. Với độ cao cách mặt nước biển 82m, ngôi chùa ẩn hiện sau rặng những hàng cây cối xanh rì, xung quanh có nhiều hồ nhân tạo tuyệt đẹp.

Tọa lạc tại vị trí giao thoa giữa đất trời, núi sông cùng phong cảnh hữu tình. Nhờ vậy chùa được xem là điểm đến du lịch vô cùng hấp dẫn.

Đứng trên chùa bạn sẽ được ngắm nhìn toàn bộ chân núi với những dòng sông, cây xanh, dòng người hối hả.

Hơn thế tới đây du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành với tiếng gió thổi nhẹ, tiếng chim hót véo von.

Từ đây mang đến cảm giác thanh tinh, tinh thần thoải mái có thể trút được mọi muộn phiền của cuộc sống.

chùa châu thới bình dương1

Chùa Châu Thới Bình Dương là thắng cảnh tuyệt đẹp, có kiến trúc độc đáo

  1. Lịch sử chùa Châu Thới Bình Dương

Theo một thông tin tài liệu từ xa xưa mà Nchaus được biết: Chùa này được xây dựng vào khoảng năm 1612.

Do thiền sư Khánh Long trên bước đường vân du hoằng pháp lên đồi Châu Thới đã nhìn thấy cảnh sông núi hữu tình, nhà Sư đã cất một thảo am nhỏ để tu tịnh.

Sau một thời gian thì thảo am được gọi với cái tên là chùa Hội Sơn cuối cùng tên là chùa Núi Châu Thới.

Chùa do Thiền sư Khánh Long tạo dựng vào thế kỷ XVII. Sách Sơ thảo Phật giáo Bình Dương (NXB. Mũi Cà Mau, 2000) cho biết chùa có thể được lập vào năm Tân Dậu (1681).

Nhà tổ và giảng đường được trùng tu năm 1930, tam quan xây dựng năm 1970, 220 bậc thang lên xuống núi được xây đắp xi măng năm 1971.

Ngôi chánh điện được Hòa thượng Viện chủ Thích Huệ Thông và Thượng tọa trụ trì Thích Minh Thiện tổ chức đại trùng tu từ năm 1993 đến năm 1995.

Năm 1988, chùa đúc một đại hồng chung (đúc tại Huế, theo mẫu đại hồng chung chùa Thiên Mụ).
Năm 1996, chùa xây dựng một bảo tháp 4 tầng, cao 24m:

chùa châu thới bình dương1

Chùa núi Châu Thới là ngôi chùa cổ xưa nhất của Binh Dương

Tầng 1 tôn trí tượng Quan Đế bằng đồng nặng 5 tấn, tầng 2 tôn trí tượng Bồ tát Địa Tạng bằng đồng nặng 3 tấn, tầng 3 tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đồng nặng 1 tấn, đại hồng chung nặng trên 1,5 tấn và tầng 4 tôn thờ Xá Lợi Phật.

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1989.

  1. Kiến trúc Chùa Châu Thới Bình Dương

Chùa núi châu thới, bình an, dĩ an, bình dương được xây dựng trên núi Châu Thới theo kiến trúc độc đáo. Từ trên chùa nhìn xuống bạn sẽ được ngắm nhìn mặt hồ phẳng lặng, trong xanh và những tán cây rợp bóng mát.

Có thể nói nơi đây là một địa điểm du lịch thu hút rất nhiều khách thập phương tới tham quan bởi không gian huyền ảo và lối  kiến trúc độc đáo với nhiều công trình nổi bật.

Ngoài ra, do nằm gần các khu vui chơi nghỉ mát khác như chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long nên du khách sẽ rất thuận tiện cho việc tham quan, du lịch chùa.

Chùa gồm các phần chính như khu thờ tổ, nhà chánh điện, miếu thờ linh sơn thánh mẫu…

Kiến trúc độc đáo của của được thể hiện ở chỗ phần mái dùng các mảnh sử đắp lên con rồng. Điểm đặc biệt thứ hai là đỉnh mái chùa có chín chú rồng nhìn về 9 hướng khác nhau.

Đây cũng được biết đến là nơi cất giữ 3 phong tượng phật đá cổ và 1 tượng quan âm bằng gỗ mít với tuổi đời lên đến 100 năm.

chùa châu thới bình dương2

Nhiều nét kiến trúc trong chùa núi Châu Thới sử dụng vật liệu gốm sứ vô cùng ấn tượng

Nchaus cho răng nét nổi bật nhất trong trang trí kiến trúc của chùa núi châu thới bình an dĩ an bình dương.

Đó chính là sử dụng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc khác nhau gắn kết lại tạo thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa.

Điểm nhấn của chùa chính là tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát ngự trên đài hoa sen, trên tay cầm dương liễu vẩy nước cam lồ trong bình thanh tịnh trông thật đẹp mắt.

  1. Nét độc đáo riêng có của chùa Châu Thới Bình Dương

Do đã từng trải qua một lịch sử đầy biến động khi bị tàn phá bởi thời gian và chiến tranh nên chùa đã không còn giữ được những dấu tích, di vật nguyên thủy của một ngôi chùa cổ.

Tuy vậy, hiện chùa Châu Thới vẫn là một quần thể kiến trúc vô cùng đa dạng gồm chánh điện, điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, Diêu Trì Kim Mẫu, Thiên Thủ Thiên Nhãn và Linh Sơn Thánh Mẫu.

chùa châu thới bình dương5

Thế đôi rồng chầu vô cùng ấn tượng ngay giữa Toà chánh điện

Nét độc đáo riêng có của ngôi chùa đó là:

Ba pho tượng Phật cổ

Đi tham quan chùa núi châu thới, bình an dĩ an bình dương, các bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng những cổ vật quý báu được lưu giữ tại đây.

Đó chính là ba pho tượng phật cổ được làm bằng đá và một pho tượng quan âm được là bằng gỗ mít.

Tất cả những pho tượng này có tuổi đời khá lâu với hơn 100 năm tuổi. Ngoài ra chùa còn có một bức tượng cẩm thạch với hình dáng Phật Quán Thế Âm rất lớn. Đây là điểm rất nhiều bạn đến khấn vái và chụp hình nhất.

Hòn đá yểm tà trấn giữ chùa

Hòn đá thiêng tại chùa nằm ở bậc tháng thứ 170 khi đi bộ lên chùa. Hòn đá này lúc nào cũng nghi ngút khói, đây được xem là đá thiên trấn giữ ngôi chùa.

Theo tìm hiểu, trong quá trình trùng tu xây dựng chùa núi Châu Thới để tạo bậc thang lên chà.

Người ta đã thực hiện phá bỏ nhiều tảng đá chắn ngang, riêng có một hòn đá không thể phá được nhưng cũng không hiểu được lý do.

Thợ đã tiến hành đập té lửa cũng không thể làm bể đá, đào sâu xuống thấy hòn đá này dính liền cả khối khổng lồ. Lúc này họ cho nổ mình nhưng hòm đá vẫn giữ nguyên.

Biết được câu chuyện này chị trì đã cho giữ nguyên hòn đá và đây được xem là đá trấn chùa.

Sau đó viết lên hòn đá vài chữ “tà lão trung sơn” nghĩa là ông Tà Trấn giữ ngôi chùa.

Một điều đặc biệt khác là khi qua hòn đá này điện thoại sẽ bị mất sóng.

Từ hòn đá đến chùa sẽ không có sóng điện thoại di động. Bởi vậy nhà chùa đã kéo mạng điện thoại dây từ dưới đất lên đến chùa.

chùa châu thới bình dương9

Thế tựa núi nghinh sông trầm mặc của ngôi chùa linh thiêng trên núi Châu Thới Bình An Dĩ An Bình Dương

  1. Kinh Nghiệm đi chùa Châu Thới Bình Dương

Khi tới cổng chùa, bạn nên tiếp tục leo bộ 220 bậc thang để có thể vừa leo núi vừa ngắm cảnh thiên nhiên xanh mát nhé!

Còn với những bạn không thích leo bộ thì chạy xe thêm một đoạn nữa sẽ thấy con đường dành cho xe đi thẳng lên núi.

Chùa Châu Thới có nuôi những chú khỉ nhìn có vẻ hung dữ nhưng thực chất rất hiền hòa.

Chắc chắn bạn sẽ muốn chuẩn bị một chút hoa quả chúng đấy! Chúng còn rất vui vẻ, hiếu động mỗi khi gặp khách du lịch lên chùa.

Ngôi chùa này là một địa điểm du lịch tâm linh thu hút rất nhiều du khách tới tham quan bởi không gian huyền ảo và lối kiến trúc độc đáo.

Ngoài ra, do nằm gần các khu vui chơi, nghỉ mát như chùa Tam Bảo, núi Bửu Long nên du khách sẽ rất thuận tiện cho việc đi lại.

chùa châu thới bình dương1

Chùa Châu Thới luôn luôn rộng mở đón chào du khách thập phương. Do đó, không có giờ mở cửa cố định.

Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý đi vào buổi sáng hoặc buổi chiều thì trời sẽ mát mẻ hơn, buổi trưa thì khá nắng nóng và oi bức.

Vào những ngày mùng 1, rằm, hay lễ tết thì chùa thường đón nhận rất đông du khách từ thập phương về đây thắp hương, cúng bái, cầu siêu.

Do đó, nếu không muốn bon chen thì bạn nên tránh đi vào những ngày đó nhé!

Chùa Châu Thới Bình Dương quả không hổ danh là di tích được xếp hạng danh thắng cấp quốc gia của Việt Nam. Nchaus.vn hy vọng bạn có đã một chuyến du lịch về nguồn linh thiêng tại ngôi chùa cổ kính này.