Cúng về nhà mới hay còn được gọi là lễ nhập trạch, đây là một trong những loại nghi lễ khá quan trọng đối với người dân Việt Nam nói chung. Vì hầu hết, chúng ta ai cũng phải từng trải qua những lần di chuyển nhà ở nhất định. Việc bày biện nghi lễ cúng kiến, không chỉ là một nghi thức cầu bình an, may mắn cho gia chủ. Đó còn là cách để gia chủ, có thể yên tâm hơn trong vấn đề sinh sống lâu dài ở địa điểm này.

Cúng về nhà mới là phong tục truyền thống của người Việt Nam

Cúng về nhà mới là phong tục truyền thống của người Việt Nam

Theo cách suy nghĩ của người Việt Nam, là “ An cư lạc nghiệp”. Điều đó, có nghĩa là người Việt chúng ta rất quan tâm đến vấn đề nhà ở, đất đai. Khi chuyển sang một nơi ở mới, cũng đồng nghĩa với việc phải thay đổi môi trường và nhận thức sống. Nếu muốn mọi việc diễn ra thuận lợi hơn, chủ nhà cần phải thực hiện nghi thức cúng về nhà mới.

Nghi thức này nhìn chung khá phức tạp với nhiều bước thực hiện, để tránh sai sót. Bạn có thể tham khảo một số những thông tin nchaus chia sẻ sau đây, để có thêm cho mình sự chuẩn bị chỉn chu nhất.

Lý do vì sao phải chú trọng việc cúng khi về nhà mới? 

Dựa theo quan niệm dân gian, mỗi vùng đất đều sẽ có một vị thần cai quản. Đó gọi là vị thần Thổ Công hay gọi là thổ địa. Khi bạn chuyển đến một nơi ở mới, bạn phải tiến hành tổ chức một nghi lễ cúng nhập trạch. Việc này, nhằm thông báo cho Thổ Công nơi bạn ở biết được, sự hiện diện của gia đình bạn ở mảnh đất này và cầu bình an may mắn.

Ngoài ra, việc cúng nhập trạch cũng là nghi lễ cần thiết, để di dời Cửu Huyền Thất Tổ và bàn thờ ông Công, ông Táo cũng như Thổ Địa, Thần Tài về những nơi ở mới. Đó cũng là những vị thần trong quan niệm dân gian, sẽ luôn đi theo và hỗ trợ gia đình chúng ta sống sung túc, no đủ và bình an hơn. Việc dọn về nhà mới cũng cần tổ chức nghi lễ cúng, để thông báo cho những vị thần này biết được. Mong họ có thể giúp đỡ, phù hộ cho gia đình nhanh chóng làm ăn phát đạt và tài lộc lâu dài.

Những điều cần kiêng kỵ khi cúng về nhà mới hiện nay?

Những điều cần kiêng kỵ khi cúng về nhà mới hiện nay

Những điều cần kiêng kỵ khi cúng lễ nhập trạch mới hiện nay

Cúng về nhà mới là nghi thức cúng kiến tương đối cầu kỳ. Với những người trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, chắc chắn phải mất thời gian nhất định để tham khảo thông tin chuẩn bị. Tuy nhiên, cũng chính vì thiếu kinh nghiệm, nên có thể dễ dẫn đến những sai sót. Vì vậy, khi chuẩn bị cúng về nhà mới, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Ngôi nhà mới, cần thực hiện cúng khi đã hoàn thiện cơ bản về cấu trúc xây dựng ngôi nhà. Khi cúng phải có bàn thờ, bàn vị bếp, nước, đường điện và một số những loại đồ dùng cơ bản khác như trà, bánh hay trái cây.

Gia chủ nên tự thực hiện việc di chuyển vật dụng về nhà mới. Tốt nhất, bạn nên tránh nhờ những người khác giúp đỡ, vì vía của những người không tốt có thể đi theo hình thức di chuyển đồ đạc vào ngôi nhà. Đặc biệt, là đối với bài vị gia tiên, tượng thần linh thì càng cần phải chú trọng tự di chuyển vào nhà sẽ tốt hơn.

  • Không nên để quá giờ tốt khi cúng về nhà mới. Tuyệt đối không chuyển nhà vào nhà mới ban đêm. Riêng với phụ nữ mang thai và người cầm tinh con hổ, cũng không được dọn dẹp nhà.
  • Không được ngủ trưa tại nhà, hạn chế làm đổ vỡ đồ vật khi chuyển nhà, tránh những cãi vã xích mích không hay.
  • Nên đem theo đồ vật như chổi quét nhà cũ, bếp cũ vào nhà mới mà không được đi tay không.
  • Không được đón tiếp khách vào nhà khi cúng lễ, tránh làm kinh động tổ tiên. Chỉ đón khách khi nhà mở tiệc tân gia. Nên chọn giờ ngày lành tháng tốt, hợp mệnh gia chủ để cúng sẽ tốt hơn.

Mâm cúng về nhà mới cần có những gì?

Mâm cúng về nhà mới

Mâm cúng về nhà mới

Lễ nhập trạch về nhà mới xây ở dưới đất hay lễ nhập trạch nhà chung cư thì cũng cần chuẩn bị lễ vật như sau:

+ 1 bộ tam sên gồm những đồ vật như sau: 1 miếng thịt luộc, 1 trứng vịt luộc, 1 con tôm luộc.

+ 1 phần xôi đã nấu chính.

+ 1 gà luộc dạng nguyên con.

+ 3 chung trà và 3 chung rượu.

+ 3 điếu thuốc và nhang để đốt.

+ 1 đèn cầy đỏ 1 cặp.

+ 3 miếng trầu cau đã được têm sẵn.

+Giấy vàng bạc.

+ 3 hũ muối để đựng gạo nước và 1 đĩa muối gạo.

+ Cuối cùng là mâm ngũ quả.

Thực hiện nghi lễ cúng về nhà mới diễn ra như thế nào?

Thực hiện nghi lễ cúng về nhà mới

Thực hiện nghi lễ cúng về nhà mới

> Đầu tiên, gia chủ cần đốt lò than lên và đặt nó ngay ở bộ phận cửa ra vào

> Sau đó bày biện những lễ vật dâng lên cúng trên chiếc bàn lớn.

> Người chủ nhà sẽ là người đầu tiên bước qua lò than, lưu ý là chân trái bước trước và chân phải bước sau. Đồng thời tay của gia chủ cũng phải cầm theo bát hương, lẫn bài vị cúng gia tiên.

> Còn lại những thành viên khác trong gia đình cũng lần lượt bước qua lò than. Tay cầm những vật tượng trưng cho may mắn đã được chuẩn bị trước.

> Tiếp theo, gia chủ cần mở hết điện và cửa. Đây là một trong những nghi thức chính để khai thông không khí cho ngôi nhà. Những thành viên còn lại sẽ sắp xếp bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thổ Địa Thần Tài và bày biện lễ vật dâng cúng.

> Người chủ đại diện gia đình sẽ đứng ra thắp nhang và đọc văn khấn. Lưu ý là nên chấp tay cầu khẩn nghiêm trang để thể hiện được tấm lòng thành kính nhất.

> Sau khi tiến hành đọc văn khấn cúng về nhà mới hoàn tất, chủ nhà cần bật bếp và nấu nước pha trà. Khi nấu, nên để nước sôi tầm 5 đến 7 phút, mới dùng để pha trà. Mục đích của việc này, chính là khai hỏa tạo sức sống mới cho ngôi nhà.

> Đợi đến khi nhang tàn, chúng ta sẽ tiến hành đối vàng mã, tưới rượu lên trên tro. Trong đó, gia chủ nên giữ lại 3 hũ muối, gạo và nước khi đặt lên bàn thờ táo quân. Điều này, dùng để biểu thị cho sự ấm no, đủ đầy quanh năm khi dọn về nơi ở mới. Kết thúc lễ cúng, chủ nhà có thể mang những lễ vật vào bên trong.

Vị trí đặt mâm cúng lễ phù hợp nhất?

Thông thường, mâm cúng lễ được đặt tại vị trí quan trọng nhất trong nhà. Nếu gia đình có gian thờ cúng riêng, thì nên đặt mâm cúng ở vị trí này. Chú ý không gian cúng lễ, nên được dọn dẹp sạch sẽ và thoáng mát. Đồng thời, vẫn đảm bảo được tính nghiêm trang, linh thiêng của lễ cúng.

Bài khấn cúng về nhà mới cho gia chủ

Bài khấn cúng về nhà mới

Bài khấn cúng về nhà mới

Đây là bài khấn cúng về nhà mới, dành cho chủ nhà khi cúng có thể đọc:

Xin được phép Thần Linh cho con vào ở nhà mới.

Xin phép được bát hương để thờ Thần Linh.

Xin phép được các vị Thần Linh cho con rước vong linh của gia tiên gia đình về nhà để thờ cúng.

Lưu ý rằng, nếu gia chủ cúng nhập trạch nhưng chưa dọn về nhà mới chính thức. Gia chủ phải tiến hành ngủ ở nhà mới 1 đêm. Sau khi cúng cầu Thần Linh, gia chủ cần phải làm lễ cáo yết gia tiên. Sau đó mới được phép tiến hành dọn đồ đạc. Không được phép quên khi kết thúc lễ cúng, cả gia đình gia chủ phải cùng nhau có lễ bái lại tổ tiên, thần phật để cầu bình an cho gia đình.

Nếu trong nhà có người đang mang thai, không nên chuyển về nhà mới. Nếu bắt buộc phải chuyển về nhà mới, người mang thai cần phải cầm một chiếc chổi mới. Thai phụ sử dụng chỗi này, quét qua những đồ đạc một lượt sau đó mới chuyển vào nhà. Kiêng kỵ người giúp dọn nhà, không được phép cầm tinh con Hổ.

Bài cúng về nhà mới cho chủ nhà chuyển sang nhà mới xây

Niệm 3 lần:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Hoàng Thiên Hậu và chư vị Tôn Thần.

Kính mong những vị Thần Linh bản xứ cai quản khu vực này.

Hôm nay, đây là ngày lành tháng tốt nhằm ngày… tháng…. năm…. Âm lịch.

Con tên là:

Ngụ tại:…

Hôm nay con thành tâm xin phép dâng lễ vật và những thứ trang nghiêm kính cúng dâng bày Thần Linh lên trên án, trước bản tọa chư vị Tôn Thần để kính cẩu tâu trình:

Các ngài Thần Linh chính trực thông minh giữ ngôi tam thái, nắm quyền tạo hóa, thể đức hiếu sinh trời đất, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính nghĩa.

Hôm nay, gia đình con hoàn tất công trình, dọn đến nơi cư ngụ có phần sài nhóm lửa. Con kính lễ khánh cầu xin chư vị Minh Thần độ cho gia đình con tài  lộc dồi dào, làm ăn tấn tới. Luôn luôn giữ được bình an, phúc lợi. Cúi mong ơn đức cao dày của những bề trên, thương xót phù trì bảo hộ.

Tín chủ sẽ mời lại những vong linh, tiền chủ hậu chủ trong nhà, đất cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì  tín chủ an khang thịnh vượng.

Dãi tấm lòng của con cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Bài cúng về nhà mới khấn vái cúng gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật !

Con xin kính lạy Tổ Tiên nội ngoại.

Hôm nay là ngày lành tháng tốt nhằm ngày……… tháng ……. năm ………….

Gia đình con mới dọn về nhà mới, ngụ tại,…………………………………………………..

Thiết lập linh sàng, bày biện lễ vật trên bàn thờ trước linh tọa kính trình các cụ hai bên nội ngoại. Nhờ phúc đức Tổ Tiên, ông bà cah mẹ, nay chúng con đã tạo lập được nhà mới, hoàn tất công trình, chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập trang thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ đa tạ.

Cúi xin các cụ, ông bà nội ngoại chư vị linh nội ngoại thương con cháu, về đây chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho con chúng con tài lộc vượn tiến, gia đạo hưng long, cao cháu bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc.

Anh linh chiếu giám, cảm niệm biết ơn, cúi xin chứng giám dãy tấm lòng thành.

Cúi xin ông bà nội ngoại hai bên về thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, tài lộc, gia đạo hưng thịnh, bình an phú quý. Chúng con xin phép nghiêm nghi lễ bạc thành tâm trước án kính lễ, cúi xin phép được phù hộ.

Nam mô A Di Đà Phật! (Đọc lại 3 lần)

Lựa chọn ngày tốt cúng về nhà mới như thế nào cho phù hợp? 

Nên chọn ngày lành tháng tốt cúng về nhà mới

Nên chọn ngày lành tháng tốt cúng về nhà mới

Việt Nam vẫn là quốc gia mang đậm, nét văn hóa Á Đông trong mọi nghi lễ. Vì vậy, việc cúng nhập trạch cũng là một trong những nghi lễ, cần phải chú trọng vấn đề chọn giờ chọn ngày theo đúng quan niệm tâm linh và hài hào yếu tố phong thủy. Cúng về nhà mới, là một công việc hệ trọng không được tiến hành bừa bãi mà cần phải lựa chọn ngày và giờ phù hợp.

Theo phong thủy, việc chọn được ngày giờ tốt tiến hành lễ nhập trạch chính là cách tăng vận khí may mắn cho gia chủ. Việc cúng về nhà mới, đúng thời gian sẽ là yếu tố thuận lợi để cuộc sống gia đình công việc trở nên thuận lợi hơn.

Đầu tiên, để chọn được ngày tốt tổ chức lễ nhập trạch. Chủ nhà cần phải chọn ngày âm lịch. Có 3 cách để chọn được ngày tốt, bao gồm: Chọn theo ngày hợp tuổi, chọn theo cung hoàng đạo và chọn ngày theo ngày dựa vào tính ngũ hành.

Chọn ngày theo cung hoàng đạo

Ngày hoàng đạo sẽ được coi là ngày phù hợp phong thủy. Đây là ngày mà các vị thần linh luôn bảo hộ con người tránh khỏi những xui xẻo, để nhận thêm nhiều điều may mắn thuận lợi. Ngoài ra, bạn cũng cần nên chọn thêm giờ hoàng đạo để tiến hành lễ nhập trạch. Đó là lúc trời đất giao hòa, khoảng thời gian phù hợp để công việc được diễn ra tốt đẹp nhất.

Chọn ngày theo ngũ hành

Mỗi một ngày sẽ tương ứng với một hành trong Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi hành sẽ mang đến những ý nghĩa khác nhau. Thông thường, khi tiến hành lễ nhập trạch người ta sẽ chọn những ngày mang hành Kim hoặc Thủy. Xét về phong thủy Kim tức là vàng bạc, Thủy tức là nước. Chọn những ngày này nhằm ý nghĩa “Tiền vào như nước”, mang lại cuộc sống sung túc và giàu sang cho gia chủ.

Chọn ngày hợp tuổi của gia chủ

Để tìm được ngày hợp tuổi với gia chủ, tốt nhất là bạn nên nhờ đến những người có kiến thức về phong thủy để nhờ họ tư vấn. Như vậy, sẽ đảm bảo được việc chọn đúng ngày, đúng giờ hợp tuổi với chủ nhà.

Trên đây, là những cách giúp gia chủ có thể chọn được ngày và giờ phù hợp cúng về nhà mới. Hy vọng bạn có thể chọn lựa cho mình một ngày lành tháng tốt, tổ chức lễ nhập trạch diễn ra đúng nghi lễ. Mang lại cho gia đình, công việc một khởi đầu mới sung túc, thịnh vượng hơn sau này.