Table of Contents
Trích lục đất là gì? Trích lục thửa đất như thế nào? Có nên mua đất chỉ có giấy trích lục không? Đừng quá lo lắng, mời bạn cùng Nchaus tìm hiểu chi tiết hơn ngay sau đây!
Trích lục đất là gì? Giấy trích lục thửa đất là gì?
Trích lục đất hay còn gọi là trích lục bản đồ địa chính. Theo Luật Đất đai 2013 | Khoản 4 | Điều 3. Bản đồ địa chính là một hình vẽ thu nhỏ, thể hiện thông tin các thửa đất, yếu tố địa lý có liên quan. Được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Nói chung, trích lục thửa đất là một bản vẽ trên giấy hoặc trên bản đồ kỹ thuật. Giúp mô tả thông số chính xác các thông tin về thửa đất khi đo đạc từ thực địa.

Bản trích lục sẽ cung cấp thông tin. Gồm có hình dáng, các thông số cụ thể liên quan đến diện tích và vị trí thửa đất. Các yếu tố địa lý của mảnh đất đó dựa trên bộ hồ sơ gốc, giấy tờ đã có. Bao gồm:
Số thứ tự của miếng đất, bản đồ, địa chỉ đất (xã, huyện, tỉnh)
- Diện tích đất
- Mục đích sử dụng
- Tên, địa chỉ thường trú của người sở hữu đất
- Các thay đổi của mảnh đất so với giấy tờ pháp lý
- Bản vẽ gồm sơ đồ và kích thước đất.
Lưu ý:
- Trích lục đất thực chất chỉ là cơ sở cung cấp thông số chi tiết. Cung cấp đặc điểm của một thửa hoặc 1 khu vực nhất định. Không được xem là văn bản pháp lý hợp lệ dùng để chứng minh quyền sử dụng đất.
- Trong các giao dịch muốn mua bán nhà đất. Bản đồ địa chính này sẽ được quản lý bởi Văn phòng đăng ký đất đai; Đăng ký quyền sử dụng đất cấp Tỉnh; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp Huyện.
Phân loại trích lục đất
Hiện có 2 loại trích lục:
- Trích lục là bản sao được cấp từ sổ gốc;
- Trích lục đất là bản sao được chứng thực từ bản chính.
Trong hồ sơ trình UBND cấp Huyện/ Tỉnh. Khi ban hành quyết định thu hồi, cho thuê hay giao đất. Trích lục thửa đất là một trong các giấy tờ quan trọng. Nói cách khác, trích lục đất là việc đo đạc riêng thửa đất – tại nơi có bản đồ địa chính.
Những trường hợp nào cần phải trích lục đất?
Một số những trường hợp liệt kê sau đây:

Thửa chưa có bản đồ địa chính – chưa có trích đo
Khoản 3 Điều 77 của Nghị định 43/2014/NĐ – CP đã quy định. Trường hợp đất chưa có bản đồ địa chính, trích đo thửa đất; Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm phải trích lục đất, trích đo địa chính thửa đất.
Người xin giao đất, cần thuê đất và có yêu cầu trích lục
Khoản 1 Điều 3 của Thông tư 30/2014/TT – BTNMT quy định. Nếu trong quá trình giao đất, thuê đất và người dân có yêu cầu xin trích lục. Cơ quan tài nguyên, môi trường có trách nhiệm thực hiện và cung cấp trích lục đất.
Giải quyết các tranh chấp đất đai
Trích lục đất, bản đồ địa chính là một trong các căn cứ được dùng để giải quyết tranh chấp. Cơ quan NN tiến hành việc so sánh diện tích đất trên bản đồ được trích lục với thực tế.
Ranh giới đất đã bị mờ hoặc mất
Nếu như ranh giới đất bị mờ hoặc bị mất. Cơ quan NN sẽ xác định được giới hạn từng miếng đất thông qua trích lục đất. Từ đó tiến hành xác định lại ranh giới đất.
Thực hiện quyền của người sở hữu thửa đất đó
Khi người sở hữu cần thực hiện các quyền như chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, hay thế chấp,… Có liên quan đến đất đai, thủ tục trích lục đất là điều không thể thiếu.
Hướng dẫn đăng ký, trình tự và thủ tục trích lục đất
Điều 12 theo Thông tư 34/2014/TT – BTNMT: “Trình tự, thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai” đã quy định:

Giấy tờ cần thiết khi trích lục thửa đất
Để có thể trích lục thửa đất, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:
- Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai;
- Hợp đồng/văn bản yêu cầu trích lục thửa đất;
- Giấy tờ sử dụng đất, ác giấy tờ liên quan (bản sao);
- Giấy tờ chứng minh nhân thân chủ đất.
Các phương pháp thực hiện
viết nộp văn bản Đơn xin trích lục đất (bản đồ địa chính). Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất sẽ gồm:
- Nộp văn bản trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai
- Gửi văn bản bằng thư điện tử hoặc cổng thông tin đất đai (online/ trực tuyến)
- Gửi qua bưu điện, gửi fax.
Quy trình thực hiện
- Với tổ chức cần: Nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai
- Với cá nhân cần trích lục: Nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai;
- Cần phải nêu rõ lý do, trả lời trong trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu.
- Cơ quan thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai sau khi nghĩa vụ tài chính được người nộp thực hiện.
Thời hạn
- Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ phải cung cấp ngay trong ngày; Nhận được yêu cầu sau 15 giờ, thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
- Trường hợp yêu cầu ở hình thức tổng hợp thông tin, thời hạn được thỏa thuận giữa cơ quan và người yêu cầu.
- Trường hợp trích lục bản đồ địa chính trực tuyến (online). Người nộp điền theo mẫu phiếu online, nộp qua cổng điện tử. Nộp cho Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai của Tổng cục quản lý đất đai | Hoặc của Văn phòng đăng ký đất đai.
Một số trường hợp sẽ không cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai gồm:
- Phiếu yêu cầu nộp có nội dung không rõ ràng, cụ thể
- Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể
- Mục đích sử dụng dữ liệu trích lục không phù hợp theo quy định pháp luật
- Cá nhân/ tổ chức yêu cầu trích lục không thực hiện nghĩa vụ tài chính (không trả phí nếu thuộc trường hợp buộc phải nộp).
Đất trích lục liệu có làm sổ đỏ được không?
Trích lục đất, trích lục bản đồ địa chính không phải điều kiện để cấp sổ đỏ theo điểm b Khoản 3 Điều 70 của Nghị định 43/2014/NĐ – CP.
Có nên mua đất chỉ có giấy trích lục?
Việc quyết định mua hay không, trong khi mảnh đất đó chỉ mới có giấy tờ trích lục? Đây là vấn đề đang được các chuyên gia đánh giá là quyết định liều lĩnh. Đầy rủi ro khi mua mà không có các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đất như: hộ khẩu,…

Trong trường hợp, ngôi nhà được xây trên miếng đất đang tranh chấp, hoặc đất sử dụng sai mục đích,… Hoặc đất đang chiếm lấn, đất đã có quyết định thu hồi từ cơ quan chức năng, ngân hàng,… Nếu chỉ có giấy trích lục đất, người mua có thể mất trắng.
Đó là kể cả khi đất trích lục có giá cực rẻ – nhưng chưa có sổ đỏ là không nên. Vì bản chất giấy trích lục đất chỉ để người mua kiểm tra và so sánh đất với thực tế. Hoàn toàn không có giá trị pháp lý trong giao dịch mua bán đất.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013
- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 2 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
Thông qua những thông tin, phân tích của bài viết trên đây, bạn đọc có thể hiểu được trích lục đất là gì, hướng dẫn cách trích lục thửa đất mới 2022. Để tìm hiểu thêm các nội dung khác liên quan đất đai bạn đọc vui lòng tham khảo thêm tại Nchaus.vn nhé!
Author Profile
Latest entries
Kiến Thức2023.09.211 năm có bao nhiêu ngày? Và những thông tin cần biết
Tin Tức2023.09.16Phong Cách Nội Thất Tối Giản Minimalism Là Gì? HOT #2022
Kiến Thức2023.09.14Negative space trong thiết kế là gì? Tầm quan trọng nhất #1
Kiến Thức2023.09.14Animation là gì? hoạt hình 2D, 3D, 4D,…hiệu ứng nào quan trọng?