Table of Contents
Trần thạch cao giật cấp kín vừa thẩm mỹ lại dễ dàng sửa chữa và bền bỉ. Trong việc xây nhà, đây là yếu tố nhiều người xem xét đầu tiên khi thăm quan phòng khách. Hãy cùng Nchaus tìm hiểu thêm về loại trần nhà này nhé!
Trần thạch cao giật cấp kín là gì?
Trần thạch cao giật cấp kín, một loại trần nhà có cấu trúc với bề mặt được tạo bởi nhiều lớp khác nhau từ 2-3 lớp. Các lớp được thi công kín sẽ không tạo ra các khe hở.
“Trần thạch cao giật cấp kín được làm từ những tấm thạch cao, được cố định chắc chắn bằng khung xương không tạo ra khe hở”.
Trần thạch cao giật cấp kín, trần thạch cao giật cấp liền có tính thẩm mỹ cao, thường được thiết kế để tạo thành nhiều hình khối đa dạng kiểu dáng để tăng vẻ đẹp cho trần nhà. Trần nhà sau khi lắp đặt hoàn thiện mang lại cảm giác sâu và thông thoáng hơn rất nhiều.
Đặc điểm của trần thạch cao giật cấp và trần thạch cao giật cấp kín
Trần thạch cao hiện có 2 loại phổ biến và thông dụng nhất: trần thả và trần chìm. Trong đó trần thạch cao giật cấp là thuộc hệ thống trần chìm. Tương tự như các hệ trần khác, hệ trần giật cấp đặc điểm cơ bản bao gồm: khung xương và tấm thạch cao. Trần giật cấp có khung xương ẩn đằng sau tấm thạch cao.

Phổ biến hiện nay người dùng chọn lắp đặt kiểu giật cấp hở để có thể sử dụng ánh đèn nâng cao tầm thẩm mỹ và tính nghệ thuật cao. Trần giật cấp được sản xuất 100% từ thạch cao, với nhiều tính năng như dễ thi công sửa chữa, cấu trúc nhẹ dễ tạo hình khối, hộp hoặc tạo theo nhu cầu thiết kế kiểu dáng uốn lượn, nhấp nhô.
Ưu và nhược điểm trần thạch cao giật cấp kín là gì?
Và đây là một số ưu, nhược điểm của trần thạch cao giật cấp kín:
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao, giảm bớt không gian đơn điệu, nhàm chán
- Thi công trần thạch cao giật cấp phòng khách, phòng ngủ tạo ra cảm giác ấm cúng, nghệ thuật.
- Có khả năng chống cháy nên an toàn khi sử dụng
- Cách âm tốt, cho khả năng giảm tiếng ồn tới 70%
- Chống nhiệt, mang lại căn phòng được mát mẻ hơn
- Tiết kiệm chi phí kha khá so với thi công các loại trần khác, chất lượng không hề thua kém.
- Độ bền của trần thạch cao là rất tốt, tuổi thọ lên trên 10 năm.
- Có thể sửa chữa dễ dàng.
→ Hạn chế: không thể thiết kế được đèn điện hắt vào.
Kỹ thuật – khoảng cách giật cấp của trần thạch cao bao nhiêu là đẹp?
Khoảng cách giật cấp của trần thạch cao còn tùy thuộc vào tính toán của kỹ sư, thợ chuyên nghiệp sẽ tư vấn. Từ 6 – 8cm là khoảng cách hợp lý và đẹp nhất của trần cấp kín. So với cấp hở thì trần thạch cao giật cấp kín sẽ có mặt dựng cấp thấp hơn. Bạn có thể chọn làm từ 6 đến 8cm, không nên làm từ 9cm trở lên. Vì ở khoảng cách như vậy trần lúc này sẽ không nhìn phù hợp với thẩm mỹ.
Trần thạch cao giật cấp kín hay hở đều được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau từ thạch cao thông thường, thạch cao chịu nước, chịu ẩm,…
Giá thi công trần giật cấp kín là bao nhiêu?
Giá thi công đóng trần thạch cao dao động từ 150.000 – 200.000 vnđ / m2. Giá sẽ chênh lệch, khác nhau tùy thuộc vào chất liệu thạch cao.
Ví dụ: sử dụng tấm gyproc 9mm giá từ 150.000đ / m2. Nhưng nếu làm trần thạch cao chống thấm bằng tấm duraflex 6mm thì sẽ có giá khoảng 200.000 đồng / m2. Bên cạnh đó cộng thêm các khoản phụ phí như sơn, mồi,… khoảng 50.000 đồng / m2.
Cập nhật – Cách thi công trần thạch cao giật cấp khép kín
Để có thể hiểu được cách lắp đặt, thi công trần thạch cao cấp kín như thế nào, phòng khi hư hỏng có thể biết được sự cố, độ thi công kỹ lưỡng hay không bạn cũng nên biết về cách thi công.

So với trần nổi và trần chìm thi công trần thạch cao đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật và sự tỉ mỉ và chính xác cao. Đây là quy trình cơ bản khi thi công trần thạch cao:
Cố định khung xương trần
Hệ thống khung xương được cố định vào trần và tường và việc cố định, lắp ráp bước này là cực kỳ quan trọng. Nó đòi hỏi độ chính xác và tỉ mỉ, chuyên nghiệp cao theo thiết kế, vì nó là hệ khung xương giúp định hình trần nhà.
Điều chỉnh, cắt các tấm thạch cao
Các tấm thạch cao được cố định lần lượt vào hệ thống khung xương. Tùy theo hình dáng thiết kế mà đội thợ sẽ cắt tấm thạch cao sao cho phù hợp.
Tạo bề mặt phẳng
Để tạo được bề mặt trần phẳng, đẹp, mịn người thợ cần sơn lót cẩn thận các mối nối trần thạch cao, kể cả tỉ mỉ ở những nơi có vít cố định. Đối với trần thạch cao tấm liền phải chú ý để làm che đi hết những khuyết điểm, đảm bảo vẻ đẹp hoàn mỹ cho tổng thể công trình.
Sơn & trang trí trần
Sau khi lắp đặt các tấm thạch cao lên trần, công đoạn cuối là sơn và trang trí trần nhà bằng đèn LED và đèn chùm. Tóm lại, việc thi công trần thạch cao để đẹp và chắc chắn cần đảm bảo 2 yếu tố: Thiết kế thẩm mỹ và đội ngũ thi công tay nghề cao.
Các mẫu trần thạch cao giật cấp kín đẹp nhất 2022
Đây là một số các mẫu trần thạch cao giật cấp kín phổ biến và xu hướng năm này:
Trên đây là những thông tin mà Nchaus.vn vừa cập nhật cho bạn đọc về loại trần thạch cao giật cấp kín. Mọi thông tin liên hệ về nhà phố, chung cư căn hộ giá tốt xin liên hệ Hotline: 0932646645.
Author Profile
Latest entries
Kiến Thức2023.09.19Graphic Designer Là Gì? Một Số Kỹ Năng, Công Việc Của Graphic Designer
Kiến Thức2023.09.01Trắc Nghiệm DISC Là Gì? Sơ Lược Về Trắc Nghiệm Tích Cách DISC
Kiến Thức2023.08.311ha bằng bao nhiêu m2? Cách quy đổi 1ha = công, mẫu, km2
CHỦ ĐẦU TƯ2023.08.31Chủ Đầu Tư Hoàng Anh Gia Lai & danh tiếng ngành BĐS 2022