Shophouse là loại hình bất động sản mới nổi trong những năm gần đây ở nước ta. Shophouse là gì? Ưu nhược điểm của loại hình bất động sản này như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết của Nchaus.vn để biết thêm chi tiết nhé.

Shophouse là gì 1

Shophouse là gì?

Shophouse là mô hình căn hộ làm nhà ở kết hợp với cửa hàng kinh doanh sản phẩm và dịch vụ. Các shophouse thường được xây dựng liền kề nhau tạo thành dãy phố thương mại phát triển. 

Shophouse là gì? Khái niệm Shophouse xuất hiện trên thế giới từ những năm 50 của thế kỷ 19. Đến nay, mô hình căn hộ kết hợp cửa hàng kinh doanh này đã khá phát triển. Ở nước ngoài, người ta đã biết nắm bắt và kinh doanh rất tốt loại hình bất động sản này.

Shophouse mới được đưa vào kinh doanh ở nước ta một vài năm gần đây. Các nhà đầu tư đã biết nắm bắt mặt mạnh của mô hình bất động sản này để khai thác có hiệu quả. Shophouse trở thành một làn sóng đầu tư mới trên thị trường bất động sản.

Thông thường, các dự án bất động sản đều có một khu shophouse bố trí ở vị trí đắc địa nhất. Khu này được thiết kế xây dựng khá hiện đại và đẹp mắt để thu hút khách hàng. Và các căn shophouse thường rất “hot” bởi sự linh động trong công năng sử dụng cũng như mức độ tiện lợi trong kinh doanh.

Ưu, nhược điểm của shophouse

Shophouse là gì 2

Bất kì mô hình bất động sản nào cũng đều tồn tại những ưu nhược điểm riêng. Shophouse cũng như vậy. Sau đây là một số những điểm mạnh cũng như hạn chế của loại hình bất động sản này.

Ưu điểm của shophouse

  • Tọa lạc tại vị trí đẹp. Để phù hợp với mục đích sử dụng, shophouse thường được bố trí tại nơi có vị trí đẹp, thuận lợi kinh doanh buôn bán hoặc làm dịch vụ. Thường đó là những nơi có mặt đường lớn hoặc tầng 1 khu chung cư, trung tâm mua sắm…
  • Công năng cao: Mục đích chính của shophouse là dùng để ở và kinh doanh buôn bán. Vì thế khâu thiết kế rất khoa học, hợp lý. Thông thường, mỗi căn shophouse đều được bố trí làm 2 tầng: tầng 1 để phục vụ kinh doanh, buôn bán; tầng 2 là khu sinh hoạt của gia đình.
  • Lợi ích kinh tế lớn: Thay vì phải mua hai nơi để buôn bán và để ở, chỉ với một căn shophouse bạn đã có thể phục vụ cả hai mục đích trên. Số tiền chi trả cũng vì thế mà gọn gàng hơn.

 Ngoài ra thuê một cửa hàng buôn bán ở vị trí đẹp, trung tâm bạn sẽ phải trả một khoản khá lớn hàng tháng, nhưng vẫn không có quyền sở hữu. Sở hữu shophouse, bạn không phải lo trả tiền nhà mỗi tháng và có toàn quyền quyết định đối với bất động sản của mình.

  • Khả năng thanh khoản cao: Mỗi một dự án bất động sản của chủ đầu tư thường có rất ít shophouse. Ở những dự án “hot”, shophouse được khách hàng “săn lùng” từ rất sớm. Vì thế, nếu có nhu cầu chuyển nhượng lại shophouse, bạn có thể tìm kiếm khách hàng một cách dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo không bị lỗ so với thời điểm mua vào.

Hạn chế của shophouse

Ngoài những ưu điểm được kể trên, shophouse cũng tồn tại những hạn chế mà các nhà đầu tư cần lưu ý như sau:

  • Giá thành tương đối cao: Vì công năng sử dụng tốt lại ở vị trí đắc địa nên giá thành của mỗi căn shophouse tương đối cao. Các nhà đầu tư phải huy động số vốn khá lớn khi muốn sở hữu cho mình loại hình bất động sản này.
  • Khả năng sinh lời phụ thuộc rất lớn vào cộng đồng dân cư tại nơi đó. Mục đích của shophouse là kinh doanh, buôn bán. Vì vậy, nếu cộng đồng dân cư đông đúc sẽ thúc đẩy quá trình sinh lời nhanh chóng. Nếu cộng đồng dân cư thưa thớt, kinh doanh hiệu quả kém khiến shophouse gặp khó khăn trong kinh doanh. Vì vậy, việc tìm hiểu về cộng đồng dân cư nơi shophouse tọa lạc trước khi quyết định đầu tư là rất cần thiết.
  • Quyền sở hữu shophouse thường bị giới hạn thời gian: Những khu chung cư hoặc trung tâm thương mại ở vị trí đắc địa thường là đất có thời hạn sử dụng. Shophouse nằm trong quần thể này cũng bị giới hạn bởi thời hạn sử dụng đất. 

Những nhà đầu tư muốn có quyền sở hữu vĩnh viễn thường không thích điều này. Thời hạn sử dụng đất khiến họ cảm thấy không an toàn cho bất động sản của mình.

  • Thiết kế xây dựng của shophouse là thiết kế quy hoạch cứng. Dù là chủ sở hữu, bạn cũng không được thay đổi cấu trúc hoặc thiết kế.

Có nên đầu tư vào shophouse giai đoạn hiện nay hay không?

Với những ưu điểm và hạn chế trên của shophouse, mỗi nhà đầu tư sẽ có quyết định cho riêng mình xem có nên đầu tư vào shophouse hay không. Tuy nhiên, theo xu thế hiện nay của thị trường bất động sản, shophouse vẫn là lựa chọn được ưu tiên so với các loại hình khác. 

Thực tế đã chứng minh, shophouse sở hữu những lợi thế mà ít loại hình bất động sản nào có thể có. Ngoài ra lãi suất khi cho thuê shophouse đạt 12 – 15% mỗi năm, hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm và an toàn hơn so với đầu tư chứng khoán. Đây là yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư nên cân nhắc.

Như đã nói ở trên, shophouse đã khá phát triển ở nước ngoài. Tất yếu rằng đây cũng là xu thế được ưa chuộng ở nước ta trong thời gian tới. Việc nhanh nhạy, đi tắt đón đầu trong thị trường bất động sản sẽ giúp các nhà đầu tư thu được nguồn lợi lớn.

Tuy nhiên hiện nay những quy định, chế tài liên quan đến kinh doanh shophouse ở nước ta chưa thực sự được kiện toàn. Trước khi quyết định mua bán, các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ các quy định liên quan để tránh tổn thất không đáng có.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời liên quan đến vấn đề Shophouse là gì? Hi vọng bạn đã tìm được thông tin hữu ích cho mình. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của Nchaus.vn.