Quy Trình Thực Hiện Dự Án Đầu Tư Xây Dựng

Khi thực hiện triển khai một dự án đầu tư xây dựng công trình cần làm theo một quy trình thực sự đảm bảo và khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất. Bài viết sau đây sẽ có nội dung về quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng một cách ngắn gọn và dễ hiểu để bạn đọc có thể nắm được những nội dung cô đọng nhất.

Quy Trình Thực Hiện Dự Án Đầu Tư Xây Dựng-Nchaus

Quy Trình Thực Hiện Dự Án Đầu Tư Xây Dựng-Nchaus

Quy Trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng có các bước nào

Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

Hoạt động xây dựng sẽ bao gồm các công việc theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật xây dựng 2014 gồm:

Chuẩn bị đầu tư và xây dựng công trình

  1. Lập quy hoạch xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng muốn hình thành đều cần phải kiểm tra lại quy hoạch của khu vực dự án dự kiến. Các cơ quan Nhà nước quản lý dự án theo quy hoạch nên bắt buộc dự án muốn hình thành phải có quy hoạch chi tiết. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết là của chính quyền tại địa phương
  2. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành đầu tư kinh doanh, trên địa bàn trong khoảng thời gian xác định.
  3. Khảo sát xây dựng: Là việc khảo sát để thiết lập, đánh giá các vị trí xây dựng. Là công tác nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện thiên nhiên của vùng để xây dựng.

Thực hiện đầu tư xây dựng công trình

  1. Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình: Là sự triển khai sáng tạo các công trình trên một mục đích cụ thể. 

-Lập nhiệm vụ thiết kế thiết kế xây dựng công trình.

-Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (nếu có).

-Lựa chọn nhà thầu thiết kế thiết kế xây dựng công trình.

-Thiết kế xây dựng công trình.

-Thẩm định thiết kế cơ sở (được thực hiện cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư); Thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.

-Thẩm định thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng; thực hiện thẩm tra thiết kế để phục vụ công tác thẩm định.

-Phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng.

-Thẩm định; phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng.

-Thay đổi thiết kế (nếu có).

-Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.

-Giám sát tác giả.

  1. Thi công xây dựng: Là hoạt động xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công trình, bảo hành bảo trì công trình xây dựng
  2. Giám sát xây dựng: Là hoạt động giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
  3. Quản lý dự án: Là việc lập kế hoạch tổ chức và quản lý. Giám sát quá trình phát triển của dự án. Nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian trong phạm vi ngân sách được phê duyệt. Đảm bảo chất lượng đạt được mục tiêu của quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng mà dự án đề ra
  4. Lựa chọn nhà thầu: 

Sau khi quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt theo đúng quy trình, địa phương cần tiến hành lựa chọn nhà đầu tư. Theo quy định pháp luật có ba hình thức lựa chọn nhà đầu tư, cụ thể như sau:

+ Hình thức 1: Lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư.

+ Hình thức 2: Lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất chỉ áp dụng với đất sạch (đã được giải phóng mặt bằng).

+ Hình thức 3: Lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức quyết định chủ trương đầu tư/ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là hình thức chỉ định Chủ đầu tư, hiện nay đang hạn chế áp dụng tại các địa phương.

Hoàn công xây dựng đưa công trình vào sử dụng.

  1. Nghiệm thu công trình xây dựng và bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì.
  2. Hoàn công xây dựng đưa công trình vào sử dụng.

Việc hoàn công xây dựng đưa công trình vào sử dụng cần thực hiện các công tác theo thứ tự như sau, cụ thể:

+ Bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử.

+ Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

+ Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

+ Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn).

+ Cấp giấy phép hoạt động: Mở ngành, nghề; Cho phép hoạt động; Chứng nhận đủ điều kiện (Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện); Chứng nhận quyền sở hữu công trình hay sở hữu nhà ở.

+ Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

+ Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có).

Trên đây là quy trình chi tiết các bước triển khai quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Mong rằng bạn đã nắm được những thông tin có ích cho quá trình triển khai dự án đầu tư công trình. Nchaus.vn chúc bạn thành công!