Table of Contents
Nhà tiền chế là gì hay nhà thép tiền chế là gì. Là những thuật ngữ không mới trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và các nhà thầu.
Tuy nhiên với giới ngoại đạo hay các khách hàng yêu quý của Nchaus thì các khái niệm về nhà tiền chế, công dụng, phân loại, và mức chi phí để xây dựng nhà tiền chế cập nhật mới nhất 2022,..không dễ để trả lời ngay. Nên Nchaus sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây.
Nhà tiền chế là gì
Khái niệm
Nhà tiền chế là gì hay còn gọi là nhà thép tiền chế hoặc nhà khung thép, là loại nhà không xây dựng bằng vôi vữa, gạch ngói mà được xây bằng các khung trụ bằng thép và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc kỹ thuật sẵn có

Nhà tiền chế là gì, không xây dựng bằng vôi vữa, gạch ngói mà được xây bằng các khung trụ bằng thép và lắp đặt theo bản vẽ sẵn có
Phân loại
Nhà tiền chế được chia thành khá nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến trên thị trường phải kể đến 4 loại sau:
Nhà tiền chế dân dụng: Mục đích chính của loại nhà này chính phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các gia đình, nhà có thiết kế mẫu mã đa dạng, chi phí thi công rẻ. Hơn nữa, quá trình thi công nhà tiền chế dân dụng nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
Nhà tiền chế công nghiệp: Thông thường được sử dụng với mục đích lưu trữ hàng hóa. Chủ yếu là các nhà kho, phân xưởng,…
Nhà tiền chế thương mại: Phục vụ cho mục đích kinh doanh buôn bán. Bao gồm các cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng tiện lợi, hay siêu thị, trung tâm thương mại,…
Nhà tiền chế quân sự: Mục đích chính của loại nhà này chính là để phục vụ cho quân đội, có thể là doanh trại của bộ chỉ huy.

Nhà tiền chế công nghiệp, được sử dụng với mục đích lưu trữ hàng hóa
Công dụng, lợi ích
Nhà thép tiền chế có tính kinh tế, giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đầu tư, linh hoạt trong việc xây dựng tháo dỡ, có tính di động và tiết kiệm nhân công và thời gian thi công
– Giúp tiết kiệm vật liệu phụ.
– Trọng lượng nhà thép tiền chế nhẹ hơn so với nhà bê tông cốt thép giúp giảm bớt tải trọng khi xây dựng.
– Lắp ráp đơn giản, nhanh chóng, thi công với mọi điều kiện thời tiết.
– Giúp tận dụng được tối đa không gian của nhà xưởng, có khả năng mở rộng quy mô khi cần.
– Tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho chủ đầu tư.
– Có tính đồng bộ cao trong xây dựng.
Nhà thép tiền chế trong quá trình xây dựng có thể dễ dàng kết hợp cùng các phụ kiện kết cấu khác như: đường đi trên cao, sàn lửng, dầm cầu trục sàn phẳng trên mái, vách ngăn, mái đua, diềm mái… Đặc biệt, nhà thép tiền chế còn giúp thoát nước tốt hơn nhờ vào hệ thống mái mối đứng, diềm mái.
Đây là hệ thống nhà có tính linh hoạt cao, giúp đáp ứng mọi công năng cần thiết của một công trình xây dựng. Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất đa phàn lựa chọn loại hình nhà này để sử nhà xưởng, kho bãi, hay văn phòng cho thuê.

Trọng lượng nhà thép tiền chế nhẹ hơn so với nhà bê tông cốt thép giúp giảm bớt tải trọng khi xây dựng
Ưu và nhược điểm nhà tiền chế là gì
Ưu điểm
Cấu tạo nhà tiền chế đơn giản, thi công nhanh, sử dụng vật liệu thép chủ yếu (giá thành rẻ) nên tiết kiệm chi phí đáng kể.
Có thể tháo lắp, di dời linh hoạt giúp dễ dàng cải tạo, mở rộng quy mô nhà tiền chế khi có nhu cầu.
Khả năng chống nước, chịu lực tốt, tuổi thọ cao (có thể trên 100 năm).
Kết cấu khung thép nhẹ, dễ tạo hình giúp gia tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà, đồng thời người chủ có thể tối ưu ý tưởng thiết kế riêng để tạo sự khác biệt.
Nhà tiền chế có kết cấu thép gọn nhẹ, tối ưu được diện tích sử dụng.
Nhược điểm
Khả năng chịu lửa kém: Dù thép không cháy nhưng nó sẽ bắt đầu chuyển sang dạng dẻo ở nhiệt độ 500-600 độ C, do đó sẽ làm mất đi khả năng chịu lực khiến kết cấu dễ dàng sụp đổ. Thậm chí, khả năng chịu lửa của kết cấu gỗ dán còn cao hơn kết cấu thép.

Độ bền của nhà khung thép tiền chế có phần kém vững chắc hơn so với nhà bê tông
– Trong điều kiện nóng ẩm dễ bị ăn mòn: Với thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt là những khu vực môi trường bị xâm thực thì có thể xảy ra hiện tượng bị ăn mòn thép, gây nên hư hại cho công trình.
– Độ bền tương đối: Mặc dù khá nhiều vấn đề hạn chế của nhà xây bê tông cốt thép truyền thống như tiết kiệm chi phí, thời gian thi công và nhân lực, tải trọng công trình được giải quyết, nhưng độ bền của nhà khung thép tiền chế lại kém vững chắc hơn so với nhà bê tông.
– Chi phí bảo dưỡng công trình tương đối cao
Tìm hiểu về thi công, kết cấu xây dựng nhà tiền chế là gì
Thi công một nhà tiền chế hoàn chỉnh được tạo ra qua 3 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Thiết kế
– Giai đoạn 2: Gia công cấu kiện
– Giai đoạn 3: Thi công công trình
Toàn bộ cấu tạo nhà tiền chế được sản xuất sẵn, thế nên việc lắp dựng được diễn ra một cách nhanh chóng. Những công trình sử dụng kiểu nhà này thường có thể kể đến như: nhà kho, nhà xưởng, nhà trưng bày, nhà cao tầng, công trình thương mại, siêu thị, …
Kết cấu chính
Tương tự với nhà bê tông truyền thống, nhà tiền chế cũng cần bộ phận móng để chịu lực cho ngôi nhà. Có thể làm móng nông hay sâu tùy thuộc nhu cầu sử dụng. Với những công trình lớn, thi công sẽ yêu cầu làm móng sâu chống lật.
Ngoài phần móng ra thì kết cấu chính còn có kết cấu dầm cầu chạy, mang lực mái, hệ khung chống gió, cột, hệ giằng, kèo hình chữ “I” để làm khung chính,… Đây là các cấu tạo rất quan trọng bởi nó chịu toàn bộ tải trọng của nhà tiền chế.

Các vách ngăn và hệ khung đỡ là “xương sống” của nhà tiền chế
Kết cấu phụ
Kết cấu phụ của nhà tiền chế gồm: vách ngăn và hệ khung đỡ vách ngăn, cầu thang kèm xà gồ mái, hệ sàn công tác và xà gồ tường hình chữ “Z” và “C”,… Tuy nói là kết cấu phụ nhưng những cấu tạo này lại có đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng thi công và hoàn thiện công trình.
Kết cấu bao che, tạo hình
Đây là phần quan trọng không kém để cấu tạo nên nhà thép tiền chế. Bởi để có một công trình hoàn thiện, không thể không có phần bao che, tạo hình từ các tấm vật liệu sẵn có như tôn lợp mái, tấm lót sàn xi măng, tấm xi măng tạo hình bao che nội ngoại thất, tấm lót sàn cemboard, tấm thép,…
Nhằm giới hạn không gian cũng như có thể bảo vệ nhà khỏi các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Đồng thời, thẩm mỹ cũng là yếu tố được quyết định bởi các tấm bao che và tạo hình này.

Kết cấu bao che tạo hình vòng ngoài tạo nên tính thẩm mỹ độc đáo cho mỗi căn nhà tiền chế
Cập nhật giá xây nhà tiền chế thời điểm 2022
Các công ty xây dựng thi công nhà tiền chế sẽ tính bảng giá chi phí xây dựng theo diện tích trên khu đất của bạn. Vì thế nếu bạn không cung cấp được thông tin rõ ràng và chi tiết, sẽ rất khó để nhận được bảng báo giá chính xác từ các nhà thầu xây dựng.
Bảng báo giá chi phí cho thi công nhà thép tiền chế còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà bạn cần phải quan tâm. Đặc biệt là 3 yếu tố chi phí sau:
– Chi phí vật tư cho xây dựng: bao gồm tất cả chi phí mua thép nguyên vật liệu, chi phí cho vật tư xây dựng, chi phí phụ liệu và chi phí hoàn thiện.
– Chi phí cho nhân công: bao gồm chi phí của thợ chính, thợ phụ, nhân viên vệ sinh, …
– Chi phí cho máy móc trong thi công: bao gồm việc máy lắp dựng kết cấu thép, máy đào, máy lấp và một số loại máy khác, …

Bảng báo giá chi phí xây dựng nhà tiền chế là tổng hợp rất nhiều yếu tố chi phí cấu thành
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công phải kể đến:
– Địa điểm, khu vực thi công của công trình
– Mức độ đơn giản hay phức tạp của bản thiết kế
– Trọng lượng cũng như kích thước của từng bộ phận trong kết cấu
– Hình dáng của dầm và kết cấu của sàn
– Độ phức tạp các liên kết
Nchaus đã tổng hợp và đưa ra mức giá tham khảo cho mức chi phí của 2 loại hình nhà tiền chế nhỏ và vừa như sau:
Chi phí xây nhà tiền chế 30m2
Mức chi phí xây nhà tiền chế 30m2 sẽ dao động từ 1.500.000 đến 2.500.000 VNĐ/m2. Nếu xây dựng một ngôi nhà có kích thước nhỏ hơn, chi phí có thể dưới 30 triệu.
Chi phí xây nhà tiền chế 50m2
Đơn giá thi công xây dựng nhà tiền chế cấp 4 dao động từ 2.500.000 đến 3.300.000 VNĐ/m2. Tức nếu xây dựng căn nhà có diện tích 50m2 thì cần chi phí khoảng 125.000.000 đến 165.000.000 VNĐ
5 mẫu nhà thép tiền chế đẹp thịnh hành nhất 2022
Mẫu nhà tiền chế nhỏ đẹp
Nhà tiền chế nhỏ đẹp, đầy đủ tiện nghi sử dụng phù hợp với gia đình trẻ hoặc ở vùng nông thôn.

Nhà tiền chế nhỏ đẹp, đầy đủ tiện nghi phù hợp với các gia đình nhỏ, hoặc ở nông thôn
Mẫu nhà tiền chế cấp 4
Cấu trúc nhà tiền chế tương tự như nhà cấp 4 thường thấy ở nông thôn. Mẫu nhà tiền chế cấp 4 này phù hợp với những vợ chồng trẻ mới cưới, có mức thu nhập thấp mà vẫn đảm bảo công năng sử dụng.

Mẫu nhà tiền chế cấp 4 này phù hợp với những gia đình mức thu nhập thấp mà vẫn đảm bảo công năng sử dụng.
Mẫu nhà tiền chế có gác lửng
Mẫu nhà tiền chế có gác lửng giúp gia chủ tận dụng không gian phía trên để thiết kế phòng đọc sách, phòng ngủ, phòng thờ,… tùy vào nhu cầu sử dụng của gia chủ.

Gác lửng nhà tiền chế giúp tận dụng không gian phía trên để thiết kế phòng đọc sách, phòng ngủ
Mẫu nhà tiền chế 1 tầng
Những mẫu nhà tiền chế 1 tầng đẹp với tên gọi khác là nhà cấp 4 ngày đang được gia tăng co so với những năm về trước.
Điểm nổi bật từ dạng nhà này là thiết kế hiện đại có thể kết hợp phong cách truyền thống, dạng nhà đơn giản tiết kiệm chi phí tối đa. Sử dụng hết diện tích và không gian có sẵn, linh hoạt trong việc lấp đặt và bảo trì.

Nhà tiền chế 1 tầng dạng khá đơn giản giúp tiết kiệm chi phí tối đa
Mẫu nhà tiền chế 2 tầng
Đối với nghành gia công CNC đang ngày càng phát triển kéo theo đó là nhu cầu xây dựng nhà ở tiền chế khả phổ biến hiện nay.
Những mẫu nhà tiền chế 2 tầng thích ứng được mọi môi trường, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều hộ gia đình. Công trình này đang được xây dựng nhiều trong năm nay là dạng nhà khá nổi trội mang trong mình ưu điểm nổi bật nhất.

Nhà tiền chế 2 tầng đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều hộ gia đình nhất
Nhà tiền chế là gì, đang trở thành xu hướng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp. Do tính chất dễ thi công, tối ưu kinh tế, tiện ích, tính thẩm mỹ không hề kém cạnh các mẫu nhà truyền thống.
Nchaus hy vọng những thông tin tổng hợp cập nhật của mình đã giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc hạch toán chi phí để xây dựng căn nhà tiền chế phù hợp với nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp. Chúc bạn nhiều thành công