Để đánh giá về sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng địa lý người ta căn cứ vào nhiều yếu tố trong đó phải kể đến yếu tố mật độ dân số. Vậy Mật độ dân số là gì? Trong bài viết này, Nchau.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm này nhé.

Mật độ dân số là gì 1

Mật độ dân số là gì?

Mật độ dân số là số người trên đơn vị diện tích (có thể gồm hay không gồm các vùng canh tác hay các vùng có tiềm năng sản xuất). Thông thường nó có thể được tính cho một vùng, thành phố, quốc gia, một đơn vị lãnh thổ, hay toàn bộ thế giới.

Trước khi tìm hiểu Mật độ dân số là gì? chúng ta hãy cùng nhau giải thích khái niệm dân số. Cụm từ này thường xuyên xuất hiện nhưng chưa chắc nhiều người đã hiểu đúng về nó.

Dân số là gì?

Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội, thường được đo bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số.

Nhiều người thường hay nhầm lẫn hoặc coi hai khái niệm dân số và dân cư là một. Điều này là hoàn toàn không đúng.Vì dân cư là tập hợp những người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định.

Theo cách hiểu trên, dân số được tìm hiểu trên góc độ quy mô và cơ cấu còn dân cư là khái niệm rộng hơn. Nó nghiên cứu về quy mô, cơ cấu và chất lượng của nhóm người trên lãnh thổ đó. Chất lượng ở đây là nói đến các vấn đề kinh tế chính trị, an sinh xã hội…

Mật độ dân số là gì?

Mật độ dân số là gì 2

Sau khi làm rõ khái niệm Dân số, chúng ta sẽ dễ dàng trả lời được câu hỏi Mật độ dân số là gì? Mật độ dân số là số người trên đơn vị diện tích (có thể gồm hay không gồm các vùng canh tác hay các vùng có tiềm năng sản xuất). Thông thường nó có thể được tính cho một vùng, thành phố, quốc gia, một đơn vị lãnh thổ, hay toàn bộ thế giới.

Mật độ dân số tỉ lệ thuận với dân số. Nghĩa là khi dân số tăng thì mật độ dân số cũng tăng. Mật độ dân số được tính theo công thức: 

Mật độ dân số (người/km2) = Số lượng dân số (người) : Diện tích lãnh thổ (km2)

Ví dụ: Nếu dân số thế giới là 7,9 tỉ người, diện tích trái đất là 510 triệu km2 thì mật độ dân số sẽ là 7900 triệu : 510 triệu = 15 người/km2. 

Thông thường, những vùng đồng bằng, thành thị, kinh tế phát triển mạnh thì sẽ có mật độ dân số cao. Những vùng núi hoang sơ hay điều kiện tự nhiên khắc nghiệt thì mật độ dân số sẽ thấp hơn.

Các loại mật độ dân số thường dùng trong quy hoạch 

Trong quy hoạch, để đảm bảo tính chính xác, người ta còn dùng đến nhiều cách tính khác để xác định mật độ dân số trên một diện tích nhất định. Các cách tính đó là:

  • Mật độ số học – Tổng số dân chia cho diện tích đất theo km²
  • Mật độ sinh lý – Tổng số dân chia cho diện tích đất canh tác.
  • Mật độ nông nghiệp – Tổng số dân nông thôn trên tổng diện tích đất nông nghiệp.
  • Mật độ dân cư – Số người sống trong một vùng đô thị theo diện tích đất ở.
  • Mật độ dân số thành thị: Số dân trên một đơn vị diện tích của thành phố.

Có nên lấy mật độ dân số để đánh giá tiềm năng phát triển của một vùng hay không?

Mật độ dân số là gì 3

Để đánh giá tiềm năng phát triển của một vùng miền người ta căn cứ vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố dân số đóng vai trò hết sức quan trọng. Mọi biến động của dân số đều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

 Ví dụ như nơi có mật độ dân số cao sẽ có nguồn lao động dồi dào, thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh. Nếu địa phương có mật độ dân số thấp, nguồn lao động bị hạn chế, kinh tế cũng vì thế mà không có điểm tựa để phát triển.

Từ mật độ dân số chúng ta cũng có thể phân tích được:

  • Nhận định về tình hình phát triển mỗi khu vực. Từ dữ liệu về mật độ dân số, ta có thể đưa ra những so sánh về sự phát triển của mỗi vùng. Ví dụ như mật độ dân số của Đà Nẵng cao hơn hẳn so với mật độ dân số của Gia Lai, từ đó có những đánh giá về sự phát triển của hai tỉnh này. Ngay trong một tỉnh, ta cũng có thể đánh giá sự phát triển của từng quận, huyện nhờ những dữ liệu từ mật độ dân số chi tiết. 
  • Dự đoán mức tăng trưởng dân số: dựa vào biểu đồ mức tăng trưởng mật độ dân số của các năm, ta có thể đưa ra dự đoán về sự tăng trưởng dân số của một vùng miền trong tương lai. Nơi tập trung càng đông dân số, cơ cấu dân số trẻ, càng có thế mạnh để phát triển kinh tế. Nơi ít dân cư, nhiều đất đai có thế mạnh để phát triển nông – lâm nghiệp và công nghiệp chế biến.
  • Đánh giá được sự hạn chế của mỗi khu vực: từ mật độ dân số, ta cũng có thể đưa ra một số đánh giá về hạn chế phát triển kinh tế của mỗi khu vực. Nơi có mật độ dân số đông, đất chật người đông, giá cả bất động sản sẽ cao, áp lực kinh tế của người dân lớn. Nơi có mật độ dân số thấp, nhiều đất hoang, rừng rậm, kinh tế khó phát triển nhưng lại có tiềm năng để đầu tư trong tương lai. 

Bài viết trên đây là trả lời chi tiết của chúng tôi cho câu hỏi Mật độ dân số là gì? Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của Nchau.vn.