Tường bị thấm nước là hiện tượng không hiếm gặp trong xây dựng, do nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan. Và cách xử lý tường bị thấm nước sao cho nhanh chóng, hiệu quả nhất là điều mà ai gặp phải tình trạng này cũng quan tâm.

Nguyên nhân tường bị thấm nước và các biểu hiện

Nguyên nhân tường bị thấm nước

Tường bị thấm nước hay hiện tượng nước ngấm vào bề mặt tường qua các khe hở, thẩm thấu qua các mao quản của vật liệu. Khiến cho cảm quan bên ngoài bề mặt của tường, vật liệu loang lổ, xấu đi, rất mất thẩm mỹ. Cũng như cấu trúc bên trong tường dần bị phá hỏng, gây mốc, hoặc nứt vỡ.

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan dẫn tới việc tường bị thấm nước:

  • Nhà ở, công trình xây dựng đã cũ, qua thời gian sử dụng bị xuống cấp, xuống móng, gây nứt mạch làm cho nước, hơi ẩm thấm xuống tường, trần nhà.
  • Công trình xây dựng có các hạng mục được thi công không đúng kỹ thuật tại các mối nối giáp tường, đường điện, đường cáp…các mao mạch mối nối như vậy khi bị thẩm thấu sẽ gây loang lỗ màu sơn tường, mục vữa.
  • Hệ thống thoát nước trong nhà, trong công trình xây dựng như nhà vệ sinh, đường ống thoát nước từ các tầng cao xuống các tầng thấp hơn, đường thoát nước thải chạy ngầm trong nhà, ống xối thoát nước mái nhà, …thi công không đảm bảo đúng kỹ thuật gây rò rỉ, hoặc nước mưa dễ dàng chảy vào, lâu ngày sẽ gây thấm tường trên diện rộng.

nhà bị thấm nước

Cách xử lý tường nhà bị thấm nước

Các biểu hiện dễ nhận thấy khi tường bị thấm nước

  • Xuất hiện các vết rạn, nứt chân chim, loang lổ trên tường, trên trần nhà, màu sơn không đồng nhất, ố tường.
  • Tình trạng tường bị thấm nước lâu ngày gây mục vữa, bong tróc lớp sơn bả tường. Gây nấm mốc tường, trần nhà, ẩm ướt, hỏng hóc các vật liệu nội thất trong nhà.

 

Quy trình Cách Xử Lý Tường Bị Thấm nước tiêu chuẩn

Khi xảy ra hiện tượng thấm nước ở tường nhà, trần nhà,…bạn đừng quá lo lắng, Nchaus.vn mách bạn cách xử lý tường bị thấm nước gồm 4 bước tiêu chuẩn như sau:

Quy trình gồm 4 bước:

Chuẩn bị bề mặt

Đây là bước đầu tiên và quan trọng mà bạn phải thực hiện. Bạn cần phải cạo sạch lớp mảng bám, bong tróc trên tường, trần nhà, vị trí bị ngấm. Dùng bàn chải cạo sạch vết ố, loang lổ. Bạn có thể dùng hoá chất tẩy rửa để làm sạch hoàn toàn vị trí rêu mốc, nhằm ngăn chặn triệt để những loại vi khuẩn dễ sinh sôi trong điều kiện thời tiết ẩm ướt.

Sửa chữa, khắc phục tại vị trí vết nứt, thấm, ngấm tường

Sau khi bề mặt thấm nước đã được xử lý làm sạch tại bước 1. Bạn cần chờ cho đến khi bề mặt tường khô hoàn toàn thì tiếp tục thực hiện bước 2.

Dùng xi măng, keo bê tông, trám chét vào các vị trí bị rạn, nứt, vỡ hỏng do thấm tường. Yêu cầu của bước này là chất trám chét phải làm đầy và chát phẳng vị trị cần khắc phục, sửa chữa.

Phương pháp thông dụng và phổ biến nhất được biết đến là việc sử dụng vữa được trộng từ xi măng và cát vàng theo tỷ lệ 1:3. Hoặc chất trám chét công nghiệp hiện đại được sản xuất từ 100% silicon, epoxy 2 thành phần và chất kết dính giúp cho bề mặt nhanh khô và rắn chắc

Tuỳ vào mức độ rộng, hẹp, nông, sâu mà sau 3-7 ngày khi vị trí xử lý thấm tường đã khô, bạn có thể thực hiện bả matit, để đảm bảo bề mặt được đẹp, trơn nhẵn và “ăn sơn” nhất (sơn lót, sơn chống thấm).

Làm sạch bề mặt trước khi xử lý chống thấm cho tường nhà bị thấm nước

Xử lý chống thấm

Xử lý chống thấm bằng vật liệu chống thấm hoặc sơn chống thấm (được coi như bước sơn lót) để khắc phục việc thâm tường trước đây và ngăn chặn việc thấm sau này có thể xảy ra.

Bạn có thể lựa chọn vật liệu chống thấm là: dung dịch phun chống thấm, hoặc màng chống thấm. Trường hợp sử dụng dung dịch chống thấm: Dung dịch có dạng tinh thể được phun 2 lớp để chống thấm, mỗi lớp cách nhau 4-5 tiếng. Đợi 2-3 ngày sau khi dung dịch đã khô, bạn té nước lên vị trí đã phun để kiểm tra có hay không sự thấm nước ngược trở lại. Nếu đạt yêu cầu chống thấm thì thực hiện phun dung dịch chống thấm lớp 2.

Trường hợp sử dụng màng chống thấm: Sản phẩm màng đen chống thấm với các lớp được xếp chồng khít lên nhau, được gia cố bằng lưới Polyeter có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt. Sử dụng đèn khò gas làm cho bề mặt bitum nóng chảy mềm, các lớp màng bám dính lên bề mặt thi công dán chống thấm. Sau khi dán chống thấm, bề mặt thi công cần được đổ nước lên, kiểm tra sự ngấm nước ngược trở lại có xảy ra hay không, trước khi hoàn thiện hiện bước 3 này.

Yêu cầu của bề mặt chống thấm là phải có độ bám dính cao, chốn nước, chống ẩm và chống kiềm tốt. Bạn có thể xử lý chống thấm từ 1 -2 lớp.

Xử lý tường trần nhà bị thấm nước bằng vữa chống thấm

Sơn phủ

Sau khi xử lý tốt phần sơn lót, sơn chống thấm, bạn tiến hành sơn phủ bằng sơn màu tường lên trên. Cần sơn phủ 2 lớp bề mặt nhằm đảm bảo độ đồng nhất về màu sắc cũng như sự bền màu. Sau khi sơn lớp thứ nhất khô khoảng 3-4 tiếng sau bạn tiến hành sơn lớp thứ 2 để hoàn thiện bề mặt.

Yêu cầu của bước này: chọn đúng chủng loại sơn phù hợp: sơn tường, sơn nội thất, sơn ngoại thất. Các dòng sơn phủ có tính chất ngăn thấm nước, chống nấm mốc tốt là giải pháp hiệu quả nhất.

Top giải pháp cách xử lý tường bị thấm nước hiệu quả nhất

Cách xử lý tường bị thấm nước trên nền xây dựng đã cũ

1.Xử lý chống thấm tường

Trước tiên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân của việc thấm tường để có thể khắc phục triệt để sự cố thấm nước. Hiện tượng thấm nước tường thường xảy ra đối với các ngôi nhà xây đã cũ. Vì vậy Nchaus.vn đưa ra cho bạn một số lời khuyên như sau:

Bước 1: Khoanh vùng vị trí tường bị thấm nước rộng hơn từ 20-30%. Đục bỏ phần vữa trên tường hoặc đục hình chữ V tại vị trí vết nứt rộng ra 2-3cm. Làm sạch vị trí sửa chữa.

Bước 2: Dùng vữa được trộn từ xi măng, cát theo tỷ lệ 1:3 hoặc dùng vữa chống thấm 2 thành phần để trát phẳng lại bề mặt.

Bước 3: Xứ lý chống thấm tường bằng vật liệu thích hợp: dung dịch chống thấm, phụ gia chống thấm,…trám kín vị trí cần sửa chữa.

Bước 4: Đợi bề mặt chống thấm đã khô, bạn tiến hành sơn chống thấm 2 lớp, mỗi lớp cách nhau từ 30 phút để đảm bảo sự bám dính.

2. Xử lý chống thấm trần nhà

Tìm hiểu nguyên nhân của việc thấm trần là do nứt cổ trần, ống xối mái nhà bị nứt vỡ, đường thoát nước giữa các tầng rò rỉ, ngấm nước mưa hay một nguyên nhân nào khác. Để từ đó ta có thể đưa ra cách xử lý tường bị thấm nước một cách đúng đắn nhất.

Thay thế, sửa chữa ống xối mới, thay đường ống thoát nước bị nứt vỡ. Nếu đường ống còn mới mà bị rò rỉ thì sử dụng keo dán ống nước chuyên dụng, sau đó dán kín băng keo, rồi mới xử lý chống thấm bề mặt.

Tường trần nhà bị thấm nước cần được xử lý kịp thời

Xử lý chống thấm trần nhà vẫn đảm bảo thực hiện theo quy trình 4 bước xử lý chống thấm tiêu chuẩn ở trên. Tuy nhiên, bạn cần có thêm một số lưu ý sau:

  • Bước 1: Làm sạch vị trí trần bị thấm nước, ẩm mốc, lớp sơn cũ trên bề mặt trần nhà.
  • Bước 2: Sửa chữa, khắc phục trám chét, lấp đầy triệt để 100% tại các vị trí bị nứt, hở, thấm nước trên trần nhà bằng hỗn hợp xi măng, cát với tỷ lệ 1:3.
  • Bước 3: Sử dụng dung dịch phun chống thấm sơn nhiều lớp, 1-3 lớp, hoặc có thể sử dụng vật liệu ốp lát chuyên dụng.

Nếu trần hoặc cổ trần chị bị ố vàng, bạn có thể khắc phục sự cố nhanh chóng bằng việc sử dụng sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh và sau đó sơn phủ bề mặt luôn.

Trường hợp trần nhà bị thấm nước nhiều bạn có thể sử dụng vữa chống thấm chuyên dụng cho các dạng bể chứa để hoàn thiện bước chống thấm.

Cách xử lý tường bị thấm nước đối với trường hợp đang thi công

Không giống với việc khắc phục sự cố xử lý tường bị thấm nước đối với nhà cũ. Với các công trình đang thi công hoặc sắp thi công, bạn cần ấn định cụ thể phương pháp chống thấm hiệu quả cho ngôi nhà của mình.

Bạn nên dùng chống thấm cả mặt trong và mặt ngoài đối với các hạng mục, các vị trí dễ xảy ra hiện tượng thấm nước. Phủ kín lớp chống thấm tại các vị trí nền sàn thoát nước trên các tầng, các vị trí tiếp giáp, mối nối kỹ thuật. Sau đó làm phẳng bề mặt chống thấm bằng lớp sơn lót, sơn chống thấm và cuối cùng là sơn phủ hoàn thiện.

Cách Xử Lý Tường Bị Thấm nước

Ốp lát trang trí sau khi đã xử lý tường bị thấm nước

Đối với các vị trí dễ bị thấm nước khác trong nhà trong nhà như: chân tương, chân cửa, cạnh góc tường nhà vệ sinh, nhà bếp. Bạn có thể dùng các vật liệu ốp tường, đá hoa, vật liệu trang trí khác..ốp lên vị trí đó. Vừa mang lại hiệu quả chống thấm, che khuyết điểm xây dựng, và hiệu quả trang trí rất tốt.

Hy vọng Nchaus.vn đã đem lại cho bạn những lời khuyên hữu ích trong việc xử lý tường bị thấm nước một cách hiệu quả nhất.