Đất Trồng Lâu Năm Có Được Xây Nhà Không?

Nhiều trường hợp tự ý xây nhà trên đất trồng lâu năm. Dẫn đến bị xử lý vi phạm hành chính. Vậy làm sao để được cấp phép xây dựng nhà trên đất trồng lâu năm. 

1. Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà không?

Theo quy định tại Điều 10 luật đất đai 2013. Đất đai được chia làm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp, trong đó:

-Đất trồng lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp

-Đất được cấp phép xây nhà thuộc nhóm đất phi nông nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 điều 170 Luật đất đai 2013, người sử đất có nghĩa vụ:

Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không. Bảo vệ công trình công cộng trong lòng đất theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, với những mảnh đất quy định mục đích sử dụng là đất trồng lâu năm thì người sử dụng không được phép xây dựng trên đất này.

Để đất trồng lâu năm có thể xây nhà được, người sử dụng cần phải làm thủ tục xin cấp phép tại cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi quyền sử dụng đất.

2.Thủ tục chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở

Để chuyển đổi đất trồng lâu năm được phép xây nhà ở thì hộ gia đình, cá nhân phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như sau:

* Chuẩn bị hồ sơ 

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, khi có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

– Đơn xin phép theo Mẫu số 01.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

* Trình tự thực hiện 

Bước 1. Nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Lưu ý: Trong giai đoạn này cơ quan thuế sẽ gửi thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính, khi nhận được thông báo hộ gia đình, cá nhân nộp tiền theo thời hạn và số tiền trên thông báo (cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng được hướng dẫn ở mục sau).

Bước 4. Trả kết quả

Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Thời gian trên không tính các ngày nghỉ, lễ, tết, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

3. Cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định: Khi chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích.

Quy định trên được thể hiện theo công thức tính sau:

Tiền sử dụng đất = Tiền sử dụng theo giá đất ở Tiền sử dụng theo giá đất nông nghiệp

Ví dụ: Ông B muốn chuyển 60m2 đất trồng vải sang đất ở; được biết giá đất ở theo bảng giá đất tại vị trí thửa đất của ông B là 03 triệu đồng/m2, đất trồng cây lâu năm (đất nông nghiệp) là 200.000 đồng/m2.

Số tiền sử dụng đất ông B phải nộp khi chuyển sang đất ở là 168 triệu đồng.

Giải thích cách tính:

– Tiền sử dụng đất theo giá đất ở của thửa đất ông B là 180 triệu đồng (60m2 x 03 triệu đồng).

– Tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp của thửa đất ông B là 12 triệu đồng (60m2 x 200.000 đồng).

Số tiền sử dụng đất phải nộp là 168 triệu đồng (180 – 12).

Có thể thấy nếu bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành mà giá đất ở tăng cao nhưng giá đất nông nghiệp tăng ít thì người dân sẽ phải nộp nhiều tiền sử dụng đất hơn khi chuyển mục đích sử dụng.

Nchaus vừa chia sẻ cùng bạn đọc về đất trồng lâu năm có được xây được nhà khôngHy vọng đã phần nào có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Để tìm hiểu thêm về các loại đất đai, nhà cửa có giấy tờ hợp lệ, thủ tục hành chính khi mua bán đất đai bạn đọc và quý khách hàng hãy liên hệ Nchaus.vn nhé!