Mọi người vẫn hay có câu nói rằng “Lễ cả năm không bằng rằm tháng giêng”. Rằm tháng Giêng hay tết Nguyên Tiêu là dịp lễ lớn trong năm, diễn ra vào ngày 15 tháng Một âm lịch hàng năm. Cúng rằm tháng giêng sao cho đúng cách nhất để gia đạo bình an, cầu xin tài lộc, vạn sự hanh thông may mắn cả năm.

Nchaus.vn sẽ giải đáp đầy đủ nhất những thắc mắc cho bạn trong bài viết này nhé.

Hướng dẫn các nghi lễ cần thiết trong cách cúng rằm tháng giêng

Theo quan niệm của người Á Đông nói chung, tết Nguyên tiêu là ngày lễ cúng lớn đầu tiên của một năm mới, là một dịp lễ quan trọng đối với Phật giáo.

Cách cúng rằm tháng giêng hay tết Nguyên tiêu là vào ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, các gia đình sẽ cùng nhau đi chùa, bày mâm cỗ cúng để tỏ lòng thành kính với Phật và ông bà tổ tiên gia đình mình. Đồng thời là dịp mọi người đi du xuân, vãn cảnh chùa, đi chùa cầu an, cầu may, cúng dâng sao giải hạn.

Trong dịp lễ này, những người theo đạo Phật coi đây là lễ Thượng Nguyên, khai mở khai vận đầu xuân năm mới. Các nghi lễ bao gồm Lễ cúng phật, lễ cúng thổ công, lễ cúng gia tiên, lễ cúng trung thiên, lễ cúng chúng sinh. Ý nghĩa trước tiên tỏ lòng thành kính với Đức Phật,  sau là tưởng nhớ công ơn tổ tiên ông bà, và là dịp con cháu tập trung lại hàn huyên đầu năm lấy may.

Mọi người đi chùa cầu may, giải hạn, giải vận xui đối với những người có bản mệnh sao xấu chiếu mạng theo âm lịch năm đó.

cách cúng rằm tháng giêng

Bày biện mâm lễ cúng Phật trong ngày rằm tháng giêng

Các bước chuẩn bị quan trọng trong cách cúng rằm tháng giêng

Đối với lễ cúng tại gia, nhiều gia đình chỉ làm một mâm cỗ đặt lên bàn thờ chính để mời gia tiên, thần linh thụ hưởng. Một số gia đình cầu kỳ hơn, sửa soạn mâm lễ để cúng cả trong nhà và ngoài trời vào giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều).

Để cúng rằm tháng Giêng, bạn cần chuẩn bị 1 mâm cỗ cúng Phật, 1 mâm cỗ cúng gia tiên và tiến hành dọn dẹp bàn thờ cẩn thận, không làm đổ vỡ. Còn được gọi là 1 mâm cỗ chay và 1 mâm cỗ mặn.

Chuẩn bị mâm lễ cúng Phât, mâm cúng chay

Lễ vật dâng cúng bao gồm:

Oản ngũ sắc

12 cốc nến thơm, hoặc đèn thắp

Tiền vàng mã

Ngoài ra là hoa quả, bánh kẹo, chè xôi, các món đậu và canh xào không thêm nhiều hương liệu.

Hoa bày đĩa hoạc hoa cắm lọ nhỏ

Chè bột sắn đỗ xanh

Xôi gấc hoặc xôi đỗ xanh

Các món nấu chay: giò chay, rau xào, canh củ quả, nấm chiên, nộm ngó sen,..

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.

Cỗ chay có thêm chè trôi nước với ước nguyện cả năm mọi việc đều trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.

Gia chủ có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo cả năm. Nếu không tụng kinh được thì có thể dâng hương và tụng đọc bài khấn trong sách hướng dẫn khấn vái (có bán ở các cửa hàng bán đồ lễ).

Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.

cách cúng rằm tháng giêng1

Mâm lễ cúng chay không thể thiếu trong ngày rằm tháng giêng

Chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên, mâm cúng mặn

Lễ đầy đủ trong mâm cúng mặn thông thường bao gồm

4 bát sẽ gồm: ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.

6 dĩa gồm: thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.

Thịt gà luộc cả con. Gà làm lễ, được buộc cánh tiên, mồm ngậm hoa hồng đỏ.

Chả nem. Chả gói nhân tôm, thịt, giá đỗ, cà rốt, miến, mộc nhĩ, nấm hương.

Món xào thập cẩm: tim heo, súp lơ, cà rốt, thịt thăn, nấm hương

Canh nấm thả: giò mọc, xương hầm măng

Giò lụa, chả cốm

Cá diêu hồng hấp xì dầu

Tôm hấp bia

Bánh chưng

Vùng nào thức nấy, không nhất nhất phải theo một quy định nào cả. Miền Bắc có chân giò hầm măng khô, canh bóng thả, nem rán. Miền Trung thường cúng thịt lợn, giá chua, giò chả…Miền Nam thì có canh khổ qua, thịt kho tàu, chả giò, gỏi tôm thịt,…Đủ vị chua cay mặn ngọt, đủ màu sắc hòa phối ngũ hành.

cách cúng rằm tháng giêng2

Tuỳ vào điều kiện của gia chủ để chuẩn bị mâm cỗ mặn cúng gia tiên

Ngoài những lễ cúng như trên thì cần chuẩn bị thêm các vật cúng khác gồm có:

Rượu trắng

Trầu cau

Đèn nến

Hương hoa vàng mã

Mỗi món ăn trong mâm cúng rằm sẽ mang một ý nghĩa nhất định. Chẳng hạn như bánh chưng thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở, phát triển; còn dưa hành thuộc về phần Dương, thịt lợn thì thuộc phần Âm. Theo đó, dù là mâm cỗ to hay mâm cỗ nhỏ, bạn cũng nên chuẩn bị các món ăn làm sao cho thể hiện được sự cân bằng Âm Dương.

Văn khấn cúng rằm tháng giêng

Rằm tháng Giêng là dịp để con cháu trong nhà bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, thần linh, cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc.

Thể hiện sự hành tâm của con cháu, có một số mãu văn khấn như sau:

Văn khấn Gia tiên ngày Rằm tháng Giêng

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm

Tín chủ (chúng) con là:… ngụ tại:…

Chúng con thành tâm có lời kính mời: Nhật cung Thái Dương thiên tử tinh quân; Nam Tào, Bắc Đẩu tinh quân; Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân; Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân; Văn Xương, Văn Khúc tinh quân; Nhị thập bát tú, Ngũ hành tinh quấn; La Hầu, Kế Đô tinh quân giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Đèn trời xán lạn chiếu thắp cõi trần. Xin các tinh quân lưu ân lưu phúc. Lễ tuy mọn bạc, lòng thành có dư. Mệnh vị an cư, thân cung khang thái.

Phục duy cẩn cáo!

cách cúng rằm tháng giêng

Văn khấn là nghi lễ quan trọng trong lễ cúng rằm tháng giêng

Những kiêng ký cần tránh trong cách cúng rằm tháng giêng

Trong rằm tháng Giêng, người ta còn kiêng kỵ:

Để thùng gạo trong nhà lộ đáy: vì người xưa cho rằng nếu đầu năm mà thùng gạo trong nhà bị trống thì cả năm sẽ đói kém.

Kiêng câu cá: dân gian quan niệm rằng câu cá vào ngay trăng tròn sẽ mang đến vận đen, vì thế không nên

Kiêng nói tục, chửi bậy: nếu ngày rằm mà nói tục chửi bậy sẽ mang đến nhiều thị phi

Kiêng quan hệ nam nữ: sẽ mang đến xui rủi

Ngoài ra, việc thắp hương là một phần trong các nghi thức – nghi lễ cúng bái thần linh và tổ tiên, là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt ta, thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên và chư vị Thánh Thần. Khi dâng hương cần giữ tâm nhẹ nhàng, ăn mặc nghiêm chỉnh và thành tâm cầu nguyện.

Trên đây là những bước chuẩn bị, nghi lễ quan trọng và cần thiết về cách cúng rằm tháng giêng. Nchaus.vn hy vọng bạn đã có những am hiểu về việc dâng lễ cúng đầy đủ, chu toàn nhất, đem lại tài lộc, phú quý cho gia đình mình.