Chuyên viên pháp chế là gì? Hiểu đơn giản là người hỗ trợ, xử lý các vấn đề theo đúng quy định của pháp luật. Nhằm đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp được tốt đẹp, tránh kiện tụng trong việc làm ăn,…cụ thể, hãy cùng Nchaus tìm hiểu ngay sau đây!  

Vai trò của chuyên viên pháp chế là gì? 

Chuyên viên pháp chế còn được gọi là chuyên viên pháp lý. Là người đại diện cho công ty, doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan tới pháp luật. Chuyên viên đảm nhiệm các nhiệm vụ công việc có liên quan đến hợp đồng; Các vấn đề pháp lý. Đồng thời còn giúp Doanh nghiệp chuẩn bị giấy tờ, thủ tục có liên quan khác.

chuyen-vien-phap-che-la-gi

Vai trò của chuyên viên pháp chế là gì?

Ví dụ, khi doanh nghiệp bạn cần ký kết hợp đồng kinh tế. Chuyên viên pháp chế sẽ là người chịu trách nhiệm việc tìm hiểu các vấn đề pháp lý; Việc soạn thảo những điều khoản, thủ tục liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng.

  • Đồng thời, Họ cũng là người chịu trách nhiệm tìm hiểu kỹ các đối tác về mặt pháp lý. Hợp đồng hai bên sẽ chỉ được ký kết khi các vấn đề pháp lý được kiểm tra và loại trừ.  
  • Một chuyên viên có thể dễ dàng phát hiện ra những sơ hở trên hợp đồng nào đó. Điều này sẽ giúp công ty tránh khỏi thiệt hại nghiêm trọng.
  • Ngoài ra, các chuyên viên này còn có trách nhiệm chuẩn bị các thủ tục pháp lý, thủ tục đăng ký nhãn hiệu,… Kể cả đăng ký bản quyền thương mại. Họ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các chi tiết và quản lý các hồ sơ, thủ tục; Nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.
  • Ở một số loại hình doanh nghiệp, nhân viên pháp chế còn thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp; Đó là về các vấn đề pháp luật, xử lý các giấy tờ liên quan đến xử lý tài chính; Thu hồi công nợ,…

Công việc hàng ngày cụ thể của chuyên viên pháp chế là gì? 

Nhân viên pháp chế, vì họ là người sẽ chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và pháp chế của doanh nghiệp. Vậy nên Họ sẽ đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, cũng như các hướng dẫn theo luật. Là người bảo vệ danh tiếng của công ty, cung cấp tư vấn pháp lý cho quản lý về các vấn đề liên quan. 

Mô tả công việc của một nhân viên pháp chế phải làm:

Chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý liên quan đến công ty

Phụ trách và chịu trách nhiệm tất cả những vấn đề liên quan đến pháp lý của công ty. Cung cấp và tư vấn chính xác, kịp thời cho Ban giám đốc về các vấn đề pháp lý khác nhau. Trong đó, bao gồm: liên doanh quốc tế, luật lao động, quản trị tài chính doanh nghiệp,…

chuyen-vien-phap-che-la-gi

Công việc hàng ngày cụ thể của nhân viên pháp chế là gì?

Đảm nhiệm trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc công ty những vấn đề về pháp luật. Chịu trách nhiệm việc kiểm tra tính hợp pháp, tính pháp lý tất cả các giao dịch kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý, bao gồm: đăng ký/ thay đổi đăng ký kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu,…

Xây dựng, kiểm tra và quản lý hệ thống chính sách của công ty

Phối hợp chặt chẽ với  nhà quản lý doanh nghiệp để xây dựng các chính sách quản trị nội bộ ; Giám sát việc tuân thủ chính sách và đồng thời xây dựng các chiến lược phòng vệ cho công ty hiệu quả. và:

  • Kiểm tra hệ thống chính sách trong nội bộ, đảm bảo việc ban hành và thực thi các chính sách của doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp với các quy định theo pháp luật hiện hành.
  • Thực hiện nghiên cứu và đánh giá những yếu tố rủi ro, các khả năng gây tác động đến các quyết định, các hoạt động kinh doanh của công ty. Áp dụng phương pháp quản trị rủi ro thật phù hợp; Đưa ra lời khuyên chuyên về những vấn đề pháp lý có thể xảy ra, đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
  • Hỗ trợ thiết lập hệ thống ISO cho các bộ phận trong một doanh nghiệp; Tham gia vào việc đánh giá hệ thống quản lý nội bộ của công ty theo tiêu chuẩn ISO.

Quản lý vấn đề pháp lý với các đối tượng – ngoài doanh nghiệp

Chuyên viên pháp chế là gì và quản lý gì? Liên hệ, tiến hành giao dịch với các đối tượng bên ngoài công ty để giải quyết công việc theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc. Tham gia vào các hoạt động tố tụng theo sự phân công của Ban giám đốc để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công ty.

Đại diện công tyđể  trao đổi và đàm phán với các đối tượng bên ngoài công ty, cụ thể gồm có: tư vấn viên pháp luật bên ngoài hoặc các cơ quan chính quyền,…, Nhằm tạo các mối quan hệ tin cậy cũng như để xử lý các vấn đề phức tạp với các bên liên quan.

Tham gia việc soạn thảo hợp đồng, văn bản do công ty ban hành

Tham gia vào công việc soạn thảo các hợp đồng, các văn bản thỏa thuận và các tài liệu pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công ty. Kiểm tra tính pháp lý, hợp pháp đặc biệt đối với các hợp đồng, văn bản pháp lý mà doanh nghiệp ban hành – ký kết; Cũng như kiểm tra tính hợp pháp của những giao dịch công ty thực hiện.

chuyen-vien-phap-che-la-gi

Nhân viên pháp chế Xây dựng, kiểm tra và quản lý hệ thống chính sách của công ty

Chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho công ty; Chịu trách nhiệm kiểm tra, chỉnh sửa và bổ sung cũng như hoàn thiện các hồ sơ pháp lý; Hoàn thiện các văn bản và tài liệu giao dịch để đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của luật doanh nghiệp; Các quy định pháp luật khác có liên quan của Nhà nước.

Nghiên cứu các quy định pháp lý  liên quan đến hoạt động của công ty

Chuyên viên pháp chế là gì? Có cần phải nghiên cứu về thông tư,…gì nữa không? Có, họ đảm trách việc nghiên cứu các luật, nghị định, thông tư,…liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, công ty.

Nhân viên pháp chế còn chịu trách nhiệm việc giải thích các từ ngữ pháp lý cho nhân viên trong công ty. Đảm bảo mọi thủ tục, và các quy trình hoạt động đều hợp pháp. Đồng thời là người có trách nhiệm quản lý các văn bản, hồ sơ pháp lý, giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh khi cần đến của công ty.

Cập nhật các sửa đổi và bổ sung về pháp luật hiện hành

Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu nhanh chóng, kịp thời những kiến thức mới nhất về pháp luật: các thay đổi về nghị định, luật, thông tư,…, có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kinh doanh cho các cấp quản lý.

Chuyên viên pháp chế là gì, môi trường làm việc nhu thế nào?

Phần lớn những nhân viên pháp chế Họ đều phải làm việc toàn thời gian tại văn phòng. Tuy nhiên, nhân viên này vẫn có thể làm thêm giờ để đảm bảo đúng “deadline” của công việc. Cụ thể như: sắp xếp hồ sơ, nghiên cứu vụ kiện cẩn thận, kỹ lưỡng để đảm bảo có tỷ lệ thành công cao.

chuyen-vien-phap-che-la-gi

Chuyên viên pháp chế là gì? Áp lực không?

Tương tự như vị trí nhân sự khác, một nhân viên pháp chế cần có kỹ năng tổ chức mạnh mẽ; Có kiến thức chuyên ngành thực tế về các thủ tục hành chính.

Nhân viên pháp chế mỗi ngày Họ sẽ thực hiện một loạt công việc văn phòng, bao gồm: đặt lịch hẹn, trả lời điện thoại và cả việc xử lý email. Bên cạnh đó là đảm trách việc soạn thảo hợp đồng, văn bản; Hỗ trợ thông tin cho các vụ kiện nếu có; Nghiên cứu pháp luật và thu thập thông tin liên quan đến vụ kiện.

Ngoài việc đảm nhận tư vấn và xử lý các rắc rối liên quan đến pháp luật. Nhân viên pháp chế có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển vững mạnh của công ty/Doanh nghiệp. Chẳng hạn là các vấn đề liên quan đến đầu tư kinh doanh như bất động sản, cổ phiếu hoặc tài sản doanh nghiệp,…

Chính vì đặc tính của công việc là như vậy, vậy nên khi tuyển dụng nhân viên pháp chế các công ty luôn đòi hỏi nhân sự này phải có kiến thức chuyên môn cao cùng với một số kỹ năng thiết yếu. Bạn đọc đã biết và hiểu về chuyên viên pháp chế là gì? Công việc và trách nhiệm,…Nchaus.vn hy vọng bạn sẽ hài lòng với thông tin mà chúng ta vừa tham khảo nhé!