Bát hương được coi là nơi chốn đi về của người đã khuất, nơi ngự của Thần Phật để che chở, phù hộ cho gia chủ.Vì thế bát hương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thờ cúng của mỗi gia đình. Vấn đề mà nhiều người thắc mắc là khi nào cần thay bát hương cũ? Cách thay bát hương cũ như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết của Nchau.vn để biết thêm chi tiết nhé.

Cách thay bát hương cũ 1

Khi bát hương cũ thờ tổ tiên, thần phật bị hư hỏng hoặc khi gia chủ chuyển đến nơi ở khác thường có nhu cầu thay bát hương mới. Cách thay bát hương cũ cũng phải tuân theo những nguyên tắc về tâm linh, phong thủy nhất định.

Đôi điều về việc thay bát hương cũ

Bát hương luôn là điểm nhấn quan trọng nhất trên mỗi ban thờ. Mọi quyết định liên quan đến việc thay đổi, di chuyển bát hương đều được xem xét, cân nhắc kỹ càng. Cách thay bát hương cũ cũng phải tuân theo đúng phong tục thờ cúng của ông bà xưa.

Khi nào cần thay bát hương cũ?

Theo các quan niệm tín ngưỡng, phong thủy bát hương cũ cần phải thay trong các trường hợp sau:

  • Bát hương cũ đã bị nứt vỡ hoặc quá cũ gây ảnh hưởng đến sự trang trọng và mỹ quan của ban thờ.
  • Khi gia chủ bán nhà, chuyển nhà hoặc dọn đến nơi ở mới.
  • Khai trương văn phòng hoặc cơ sở làm ăn mới.

 

Cách bỏ bát hương cũ cho đúng

Cách thay bát hương cũ 2

Thông thường bát hương làm bằng sứ nên cách bỏ bát hương cũ của ông bà ta thường là thả trôi sông, bỏ ở gốc cây lớn hoặc mang lên đền miếu đặt. Tuy nhiên hiện nay những cách này đều không phù hợp và gây mất mỹ quan. Cụ thể:

  • Với quan niệm thả bát hương cũ trôi sông để các cụ được mát mẻ, điều này sẽ làm ôi nhiễm môi trường. Ngoài ra gặp nguồn nước ôi nhiễm còn gây ô uế, không thể hiện được lòng thành kính với tổ tiên, Phật Thánh.
  • Bỏ bát hương cũ ở các gốc cây lớn sẽ gây mất mỹ quan. Hiện nay, các gốc cây lớn đều được dọn dẹp sạch sẽ để lấy chỗ đi lại hoặc nghỉ chân cho người dân. Nên việc bỏ bát hương cũ ở gốc cây là điều không nên.
  • Mang bát hương cũ lên đền miếu đặt cũng không khả thi vì hiện nay hầu hết các nhà đền đều không cho đặt bát hương cũ.

Theo các nhà sư thì việc xử lý bát hương cũ sau khi đã thay mới không nên quá cầu kỳ. Gia chủ có thể đập vỡ các bát hương cũ rồi đem đi chôn dưới đất. Với chất liệu bằng sành thì việc làm này khá gần gũi với môi trường và cũng mang ý nghĩa Cát bụi trở về với cát bụi.

Lễ vật cần chuẩn bị để an vị bát hương mới

Cách thay bát hương cũ 3

Trước khi thay bát hương mới, gia chủ cần chuẩn bị một mâm lễ vật để cúng an vị bát hương. Lễ vật không nên quá xa hoa nhưng cần đầy đủ các mục sau:

  • Mâm ngũ quả gồm năm loại quả với năm màu sắc khác nhau cầu mong cho vạn sự đủ đầy tươi tốt
  • Một lọ hoa tươi, thường là hoa cúc vàng
  • Ba lễ trầu cau, chè thuốc, rượu, nước
  • Xôi, chè, bánh bao
  • Ba lễ tiền vàng
  • Một đĩa muối, một đĩa gạo

Cách thay bát hương cũ 

Cách thay bát hương cũ 4

Cách thay bát hương cũ bằng bát hương mới thực ra không quá phức tạp. Chỉ cần gia chủ thành tâm và nghiêm túc thì mọi việc sẽ trở nên thuận lợi. Việc đầu tiên là chuẩn bị bát hương mới để thay thế bát hương cũ đã bỏ đi.

Chuẩn bị bát hương mới

Tùy vào hoàn cảnh mỗi gia đình, ta có thể lựa chọn từng loại bát hương cho phù hợp. Hiện nay bát hương thường được làm bằng sứ với giá dao động từ vài chục đến vài trăm ngàn. Với từng nhu cầu của gia chủ, có thể thờ 3 hoặc 5 bát hương, miễn là các số lẻ.

Khi mua bát hương về, gia chủ nên rửa sạch sẽ cả bên trong lẫn bên ngoài để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, bạn có thể tẩy uế bằng rượu trắng hoặc nước ngũ vị hương. Đây là cách vệ sinh thường thấy đối với đồ thờ cúng.

Cốt bát hương mới gồm những gì?

Cốt bát hương được coi là linh hồn của mỗi bát hương. Theo quan niệm dân gian, cốt bát hương gồm tro nếp và thất bảo. Thất bảo đại diện cho ngũ hành tạo nên trời đất bao gồm:

  • Vàng: hành Kim
  • Ngọc trai: hành Thủy
  • Bạc: hành Kim
  • Đá mã não: hành Thổ
  • Hổ phách: hành Mộc
  • San hô đỏ: hành Hỏa
  • Ngọc phỉ thúy: hành Mộc

 

Ngoài ra trong cốt bát hương còn được đặt những giấy dị hiệu – viết tên của gia chủ và những người được thờ cúng bên trong bát hương. 

Hiện nay, nhiều gia đình thay cốt thất bảo bằng lai vàng hoặc lai bạc cho đơn giản nhưng vẫn giữ nguyên được ý nghĩa cầu cho gia đạo được thịnh vượng. 

Các bước thay bát hương cũ

  • Cúng cáo với tổ tiên rằng sẽ chuyển nhà mới cho các cụ, mời tổ tiên tạm lánh đi nơi khác để con cháu thực hiện việc dời nhà.
  • Rút chân hương, hạ bát hương cũ từ trên bàn thờ xuống.
  • Bát hương mới sau khi được vệ sinh sạch sẽ được tiến hành bốc bát hương. Đầu tiên cho một ít tro nếp, sau đó là thất bảo hoặc lai vàng lai bạc, tờ dị hiệu, cuối cùng là thêm tro nếp vào để đầy bát hương.
  • Đặt bát hương an vị lên bàn thờ.
  • Thắp ba nén hương đầu tiên ở bát hương mới, dâng lễ vật cúng an vị bát hương.

Một số lưu ý quan trọng khi thay bát hương cũ

  • Khi thay bát hương gia chủ nên chọn ngày lành tháng tốt, tránh những ngày xấu sẽ mang lại những điều không tốt lành.
  • Người trực tiếp bốc bát hương phải là thầy cúng có uy tín hoặc là người cao tuổi trong gia đình. Người xưa thường nhờ người đạo cao đức trọng, nhiều tuổi để mong xin được nhiều phúc lộc từ người đó.
  • Quan trọng nhất của việc bốc bát hương mới là sự thành tâm vì thế gia chủ không cần quá chú trọng đến lễ vật, thủ tục mà nên nghiêm cẩn, chân thành sẽ gặp được nhiều phúc lành, bình an. 

Trên đây là cách thay bát hương cũ mà Nchau.vn đã cung cấp đến bạn. Hi vọng với bài viết này, bạn sẽ đỡ bối rối hơn trong những việc liên quan đến tâm linh. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.